Công ty TNHH TM XNK SONXI là đơn vị chuyên xi mạ Inox.
Công ty TNHH TM XNK SONXI là đơn vị chuyên xi mạ Inox.
Công ty cơ sở nhận gia công xi mạ crom ở tại Hà Nội, TPHCM,.. Các tỉnh và thành phố khác. Quý khách cần tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ vui lòng liên hệ: Hotline/Zalo/Viber: 0941.90.1119 Website: xima.redep.net.vn
Xi mạ là quá trình điện kết tủa kim loại lên bề mặt nền một lớp phủ có những tính chất cơ lý hóa… đáp ứng được các yêu cầu mong muốn.
Xi mạ là quá trình điện kết tủa kim loại lên bề mặt nền một lớp phủ có những tính chất cơ lý hóa… đáp ứng được các yêu cầu mong muốn.
Quá Trình này được thực hiện trong bể mạ điện.
Trong đó: Vật cần mạ được gắn với cực âm catôt, kim loại mạ gắn với cực dương anôt của nguồn điện trong dung dịch điện môi. Cực dương của nguồn điện sẽ hút các electron e- trong quá trình ôxi hóa và giải phóng các ion kim loại dương, dưới tác dụng lực tĩnh điện các ion dương này sẽ di chuyển về cực âm, tại đây chúng nhận lại e- trong quá trình ôxi hóa khử hình thành lớp kim loại bám trên bề mặt của vật được mạ. Độ dày của lớp mạ tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện của nguồn và thời gian mạ.
Những hợp kim thích hợp cho xi mạ crom: Kim loại đen, kim loại màu, đồng, kẽm, đồng thau, đồng thanh, nhôm, thép cacbon, gang,..
Màu Sắc lớp phủ xi mạ crom điện: Có ánh bạc, sáng xanh bắt mắt hoặc Sáng Satin, đen. Thường được Phủ trên lớp Mạ Niken.
Màu Sắc lớp phủ xi mạ crom không điện: Màu vàng, mạ bạc, mạ màu inox, vàng gương, bạc gương, inox gương, mạ màu đồng, xanh dương, xanh két, vàng,..
Dễ dàng nhận thấy ngành hóa chất xi mạ được coi là một trong những ngành đóng vai trò khá quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp. Xi mạ chính là có một lớp phủ mỏng của kim loại lên trên bề mặt ngoài của một vật liệu. Đây là một quá trình điện kết tủa kim loại lên trên bề mặt nền, lớp phủ kim loại này được thực hiện tại bể mạ điện.
Ngày nay, ta có thể dễ dàng thấy được có rất nhiều loại hóa chất xi mạ đang dạng phong phú, mỗi loại phù hợp với các vật dụng khác nhau có những đặc tính riêng biệt. Trong đó phải kể đến xi mạ crom(Chrome plating), là loại mạ giúp bề mặt các vật liệu không chỉ có lớp màng bảo vệ mà còn trở lên bóng đẹp hơn. Với các cách mạ crom bạn có thể thực hiện xi mạ lên rất nhiều các loại vật liệu như: inox, thủy tinh, sắt, thau, đồng,… đều mang lại hiệu quả cao, do đó ngành xi mạ crom được ưa chuộng và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Tạo lớp phủ crôm cực kì cứng và có độ kết dính tốt: Crom có sự kết hợp giữa độ cứng và độ dẻo dai nên phương pháp xi mạ crôm sẽ giúp các sản phẩm, chi tiết máy chịu được áp lực cao hơn. Bên cạnh đó để có thể áp dụng được phương pháp này thì đầu tiên chất nền phải được xử lí làm sạch một cách nghiêm ngặt, loại bỏ hoàn toàn các tạp chất để có thể tạo được độ kết dính tuyệt vời.
Có thể áp dụng cho nhiều sản phẩm: Phương pháp mạ crom cứng có thể sử dụng cho nhiều sản phẩm cũng như nhiều vật liệu khác nhau như các loại thép kĩ thuật, thép không gỉ, thép đúc gang, hợp kim titan, hợp kim đồng, đồng thau và đồng, cũng như hợp kim niken.
Tạo khả năng chống mòn cực cao: Xi mạ crom giúp sản phẩm có khả năng chống mòn cực cao ít nhất là 100 lần so với thép cứng hoặc niken điện. Kết hợp với đó là lớp tráng dày tăng khả năng chịu mài mòn khi tiếp xúc với cát, than, xi măng, đá vôi, sợi thuỷ tinh …
Nhiệt độ lắng đọng thấp: Quá trình xi mạ crom không gây ảnh hưởng đến tính chất của chất nền và đặc biệt trước khi mạ thì các loại thép sẽ được giảm nhiệt và cũng như gia nhiệt lại sau đó nên sẽ không gây ra bất kì vấn đề gì cho sản phẩm.
Nhược điểm của lớp mạ crôm: Xi mạ crom trực tiếp lên các sản phẩm bằng đồng hay các lớp thép mạ đồng có màu sắc tối, xỉn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc của lớp mạ crom. Vì vậy đòi hỏi các kĩ thuật viên phải chọn được phương pháp mạ phù hợp nhất cho từng loại sản phẩm khác nhau.
Hiện nay, công nghệ xi mạ & xử lí bề mặt kim loại (Electroplating and Metalfinishing) nói chung và công nghệ xi mạ crom (Chrome plating) & xử lí bề mặt kim loại nói riêng là ngành công nghiệp hỗ trợ rất phát triển. Công nghệ xi mạ có thể ứng dụng trên nhiều loại vật liệu khác nhau như: xi mạ kim loại, xi mạ nhựa, xi mạ vàng, xi mạ đồng, xi mạ inox,… Các sản phẩm ứng dụng công nghệ xi mạ (Electroplating and Metalfinishing) xung quanh chúng ta hiện nay rất đa dạng và phong phú. Ngành xi mạ được ứng dụng với nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống cũng như trong công nghiệp khác nhau như: Cơ khí chính xác, Phụ tùng ô tô – xe máy, Công nghiệp điện & Điện tử, trang trí,..
Bảng báo giá xi mạ crom Quý khách vui lòng liên hệ để có giá tốt và rẻ nhất:
Hotline/Zalo/Viber: 0941.90.1119
Báo giá chi tiết chi phí gia công xi mạ crom theo tiêu chuẩn công nghệ, quy trình và kỹ thuật của Nhật Bản Quý khách vui lòng liên hệ để có giá tốt nhất:
Hotline/Zalo/Viber: 0941.90.1119
Mạ điện là một công nghệ điện phân. Quá trình tổng quát là: -Trên anot xảy ra quá trình hòa tan kim loại anot:
M – ne → Mn+ -Trên catot xảy ra quá trình cation phóng điện trở thành kim loại mạ:
Mn+ + ne → M Thực ra quá trình trên xảy ra theo nhiều bước liên tiếp nhau, bao nhiều giai đoạn nối tiếp nhau như: quá trình cation hidrat hóa di chuyển từ dung dịch vào bề mặt catot (quá trình khuếch tán); cation mất lớp vỏ hidrat, vào tiếp xúc trực tiếp với bề mặt catot (quá trình hấp phụ); điện tử chuyển từ catot điền vào vành hóa trị của cation, biến nó thành nguyên tử kim loại trung hòa (quá trình phóng điện); các nguyên tử kim loại này sẽ tạo thành mầm tinh thể mới, hoặc tham gia nuôi lớn mầm tinh thể đã hình thành trước đó. Mọi trở lực của các quá trình trên đều gây nên một độ phân cực catot, (quá thế catot), tức là điện thế catot dịch về phía âm hơn một lượng so với cân bằng:
ηc = φcb – φ = ηnđ + ηđh + ηkt Trong đó: ηc: quá thế tổng cộng ở catot φcb: điện thế cân bằng của catot φ: điện thế phân cực catot (đã có dòng i) ηnđ: quá thế nồng độ (phụ thuộc vào quá trình khuếch tán) ηđh: quá thế chuyển điện tích ηkt: quá thế kết tinh Do đó, điện kết tủa kim loại trên catot sẽ chỉ diễn ra khi nào điện thế catot dịch chuyển khỏi vị trí cân bằng về phía âm một lượng đủ để khắc phục các trở lực nói trên.
Điều kiện xuất hiện tinh thể Trong điều kiện điện kết tủa kim loại trong dung dịch, yếu tố quyết định tốc độ tạo mầm tinh thể là tỷ số giữa mật độ dòng điện catot Dc và mật độ dòng trao đổi i0:
β = Dc / i0 Mặt khác, theo phương trình Tafel:
η = a + b.log Dc Suy rộng ra, mọi yếu tố làm tăng phân cực catot đều cho lớp mạ có tinh thể nhỏ mịn, và ngược lại. Các mầm tinh thể ban đầu mới xuất hiện được ưu tiên tham gia vào mạng lưới tinh thể của kim loại nền ở vị trí có lợi nhất về mặt năng lượng. Đó là những chỗ tập trung nhiều nguyên tử láng giềng nhất, vì ở đó năng lượng dư bề mặt lớn nhất, các mối liên kết chưa được sử dụng là nhiều nhất. Nếu kim loại nền và kim loại kết tủa có cấu trúc mạng khá giống nhau về hình thái, kích thước thì cấu trúc của kim loại nền được bảo tồn và kim loại kết tủa sẽ phát triển theo cấu trúc đó (cấu trúc lai ghép (epitaxy)), xảy ra ở những lớp nguyên tử đầu tiên. Sau đó sẽ dần chuyển về cấu trúc vốn có của nó ở những lớp kết tủa tiếp theo. Trường hợp này cho lớp kim loại mạ có độ gắn bám rất tốt, xấp xỉ với độ bền liên kết của kim loại nền. Nếu thông số mạng của chúng khác khá xa nhau, hoặc bề mặt chúng có tạp chất hay chất hấp phụ, thì sự lai ghép sẽ không xảy ra. Đấy là một trong những nguyên nhân gây nên ứng suất nội và làm lớp mạ dễ bong.