Quy mô tổng nợ xấu các ngân hàng giảm tốc nhưng chất lượng kém đi, nợ "dưới tiêu chuẩn" chuyển sang nhóm "nghi ngờ" và "khả năng mất vốn" nhiều hơn.
Quy mô tổng nợ xấu các ngân hàng giảm tốc nhưng chất lượng kém đi, nợ "dưới tiêu chuẩn" chuyển sang nhóm "nghi ngờ" và "khả năng mất vốn" nhiều hơn.
Để kiểm tra liệu bạn có đang bị nợ xấu hay không, bạn có thể lựa chọn một trong 2 cách sau:
Đối với ngân hàng, theo quy định cấp tín dụng của NHNN Việt Nam, các ngân hàng thương mại chỉ hỗ trợ hoạt động tín dụng với khách hàng không có nợ xấu, tức là lịch sử tín dụng hoàn toàn sạch sẽ ở thời điểm vay tiền. Ngân hàng sẽ trực tiếp kiểm tra qua CIC để cân nhắc và quyết định.
Đối với người vay, nợ xấu gia tăng cùng bối cảnh nền kinh tế khiến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) ngày càng khó khăn. Điều này dẫn tới khả năng bị nợ xấu cũng cao hơn. Hoạt động kiểm tra nợ xấu thường xuyên và xử lý nợ kịp thời có tác dụng:
Cập nhật tình hình nợ xấu ngân hàng nhanh chóng, từ đó có hướng xử lý nợ phù hợp.
Lựa chọn giải pháp tài chính tốt nhất và phù hợp nhất với tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Cần thường xuyên kiểm tra nợ xấu
Ngân hàng thương mại là địa chỉ có thể cung cấp khoản vay tiêu dùng, vay tín chấp với chi phí lãi tốt nhất. Tuy nhiên, nếu đang có nợ xấu, ngân hàng sẽ từ chối ngay từ khâu thẩm định. Nếu không có nợ xấu, bạn sẽ cơ hội tiếp cận nguồn vốn chi phí hấp dẫn của ngân hàng với khả năng duyệt vay cao.
Ứng dụng CIC đã có phiên bản cho các điện thoại Android và iOS
Bước 2: Đăng nhập tài khoản đã được xét duyệt thành công. Thời gian chờ xét duyệt khoảng 1 - 3 ngày.
Bước 3: Sử dụng tính năng tra cứu kiểm tra nợ xấu theo hướng dẫn của hệ thống.
Các khoản nợ được ngân hàng xếp vào nhóm có khả năng mất vốn bao gồm:
Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạ từ 90 ngày trở lên so với thời hạn cơ cấu lại lần đầu.
Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai đã quá hạn thanh toán 30 ngày so với thời hạn được cơ cấu.
Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên, dù đã quá hạn hay chưa.
Trong số các nhóm này, nợ nhóm 3 - 5 được xếp vào nhóm nợ xấu.
Cá nhân, doanh nghiệp có nợ xấu phát sinh do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do kế hoạch và phương án quản lý tài chính:
Thẻ tín dụng thanh toán trễ hạn hoặc không được thanh toán phần tối thiểu.
Khoản vay không được thanh toán các phí phạt do chậm thanh toán.
Người vay không đủ khả năng thanh toán cho các khoản vay: thấu chi, thẻ tín dụng, các khoản mua trả góp,...
Người vay liên quan đến kiện tụng nên không còn khả năng trả nợ.
Dù với nguyên nhân gì, người vay bị nợ xấu đều chịu hậu quả nặng nề, ít nhất trong hoạt động hỗ trợ tín dụng của các NHTM.
Nợ xấu đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Nợ xấu là gì? Làm thế nào để kiểm tra nợ xấu ngân hàng trực tuyến ngay lập tức qua điện thoại? Nợ xấu có xóa được không? Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện!
Một số người nhận được thông báo nợ xấu và bị siết nợ nhưng không biết cách kiểm tra mình có nợ xấu hay không? Họ cũng không biết chính xác mình đang nợ bao nhiêu tiền? Chính vì thế, VPBank sẽ chia sẻ cụ thể, hy vọng bạn nắm được nợ xấu là gì, cách kiểm tra nợ xấu và hiểu được cách xóa nợ xấu hợp pháp. VPBank tin rằng bạn sẽ tìm được cách giải quyết tốt hơn cho vấn đề của mình qua bài viết này.
Nợ xấu (Non-Performing Loan - NPL) là những khoản nợ đã quá hạn chưa thanh toán hơn 90 ngày, tính từ ngày đến hạn đầu tiên chưa thực hiện nghĩa vụ khoản vay. Các khoản nợ hiện nay được phân thành 5 nhóm, đánh số từ 1 - 5. Trong đó, nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3 - 5.
Nợ xấu là vấn đề đang được các cơ quan chức năng và hệ thống TCTD quan tâm
Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng vẫn thường xuyên thực hiện phân loại nợ, đồng thời thực hiện trích lập dự phòng với các khoản thuộc nhóm nợ xấu. Tuy nhiên, đây là các khoản nợ nội xấu nội bảng. Ngoài các tổ chức này, Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (viết tắt là CIC) hiện đang thực hiện tiếp nhận thông tin về lịch sử tín dụng của các tổ chức tín dụng trong nước. Bạn có thể truy cập vào dữ liệu của trung tâm này để tra cứu và tìm hiểu thông tin hoàn toàn miễn phí.
Trong thời gian vừa qua, nợ xấu của nền kinh tế đang có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng đến hoạt động hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng đang gặp phải thách thức lớn trong bối cảnh suy thoái kinh tế, lạm phát và lãi suất huy động tăng cao.
Theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, CIC thực hiện phân loại nợ của các tổ chức tín dụng theo 5 nhóm sau:
Nhóm 1 bao gồm các khoản nợ như sau:
Khoản nợ trong hạn thanh toán và được NH đánh giá có khả năng thu hồi nợ.
Khoản nợ quá hạn tối đa 9 ngày và được NH đánh giá có khả năng thu hồi nợ quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng hạn.
Các khoản nợ thuộc nhóm này bao gồm:
Các khoản nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm:
Khoản nợ quá hạn trên 90 ngày đến 180 ngày.
Khoản nợ được cơ cấu nợ lần đầu còn quá hạn tối đa 29 ngày theo lịch trả nợ đã cơ cấu.
Khoản nợ được cơ cấu thời gian trả nợ lần thứ hai.
Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không còn đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Khoản nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày.
Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày so với hạn trả nợ đã được gia hạn.
Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn dưới 30 ngày theo lịch trả nợ đã cơ cấu.
Bước 1: Truy cập đường link cskh.vpbank.com.vn
Bước 2: Điền thông tin Họ và tên, Số điện thoại, nhấn Gửi.
Thông tin cần thiết để đăng ký nhận hỗ trợ kiểm tra nợ xấu từ VPBank
Có. Nếu phát hiện có nợ xấu và bạn muốn xóa thì hãy thực hiện như sau:
Nợ xấu dưới 10 triệu: Đây là khoản nợ có giá trị nhỏ nên không được cung cấp lịch sử tín dụng liên quan nếu đã tất toán. Để xóa nợ, bạn chỉ cần thanh toán khoản vay này.
Nợ trên 10 triệu: Bạn cần thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi. Tiếp đó, bạn cần yêu cầu ngân hàng cho vay xác nhận hoàn thành nghĩa vụ khoản vay. Sau 12 tháng kể từ khi nợ xấu được trả hết thì lịch sử tín dụng trở về điểm đáp ứng điều kiện cho vay.
Nợ lớn: Các khoản vay này được hệ thống CIC ghi nhận lịch sử và đánh giá điểm tín dụng theo quy định. Người vay hoàn tất nghĩa vụ khoản vay như khoản nợ trên 10 triệu. Sau 5 năm kể từ khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, điểm tín dụng trở về điều kiện có thể xem xét cho vay.
Bạn vừa cùng VPBank tìm hiểu về nợ xấu là gì và cách kiểm tra nợ xấu đơn giản, nhanh chóng nhất. VPBank hy vọng bạn sẽ nắm được các thông tin này và có lựa chọn phù hợp nhất cho kế hoạch tài chính của mình. Nếu bạn muốn được hỗ trợ thông tin về các khoản vay có hạn mức tốt nhất, lãi suất cạnh tranh nhất, hồ sơ thủ tục đơn giản nhất, bạn hãy liên hệ với VPBank qua https://vpbank.com.vn/ hoặc gọi 1900.54.54.15 để được hỗ trợ.
Dù Ngân hàng Nhà nước đã gia hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn đến cuối năm 2024 để hỗ trợ khách hàng khó khăn, nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn có xu hướng tăng. Điều này đã trở thành tín hiệu cảnh báo về các rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng.
Trong nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước, áp lực nợ xấu đang gia tăng đáng kể. Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tính đến cuối tháng 9/2024, tổng nợ xấu đã tăng gần 50% so với đầu năm, đạt mức 33.385 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vay cũng tăng từ 1,26% lên 1,71%, phản ánh xu hướng gia tăng trong cả ba nhóm nợ. Cụ thể, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) và nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) đều tăng 61% so với cùng kỳ, lần lượt đạt 6.161 tỷ đồng và 8.933 tỷ đồng. Đặc biệt, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) cũng tăng 45%, lên đến 18.291 tỷ đồng.
Tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), tổng nợ xấu cũng tăng gần 40% so với đầu năm, lên mức 23.225 tỷ đồng. Điều này đã đẩy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ từ 1,13% lên 1,45%. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng vọt tới 292%, đạt gần 9.823 tỷ đồng, trong khi nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng tới 555%, lên gần 7.432 tỷ đồng.
Tương tự tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), đến cuối quý III/2024, tổng nợ xấu tăng 36% so với đầu năm, chạm mốc 17.133 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay theo đó cũng tăng từ 0,99% lên 1,22%. Phần lớn sự gia tăng này là do nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của Vietcombank tăng 39%, đạt 11.092 tỷ đồng.
Không chỉ trong nhóm ngân hàng lớn, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng đối diện với áp lực về nợ xấu.
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cũng chứng kiến sự gia tăng mạnh về nợ xấu trong kỳ này, với mức tăng 60% so với đầu năm, đạt 15.685 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của MB tăng từ 1,6% lên 2,23%. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng tới 89%, đạt 6.055 tỷ đồng, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng 51%, lên gần 5.583 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) cũng tăng 40%, đạt 4.047 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) tăng mạnh hơn 50% so với đầu năm, tổng nợ xấu nội bảng đạt 1.375 tỷ đồng.
Xét về tỷ lệ tương đối, số liệu báo cáo tài chính mới nhất cho thấy nhiều ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay vượt mức 3% như Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank), Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)...
Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã nhấn mạnh tình trạng nợ xấu gia tăng cần phải lưu ý, khi tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã chạm mức gần 5% chỉ trong nửa đầu năm 2024. Nếu tính thêm nợ tiềm ẩn có thể thành nợ xấu và nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC), tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ước tính đạt khoảng 6,9%.
Theo ông Tú, nợ xấu phần lớn xuất phát từ hệ lụy của đại dịch COVID-19 và những khó khăn kinh tế trong năm 2023, chứ không hoàn toàn do yếu kém của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát nợ xấu và tăng cường trích lập dự phòng để bảo vệ an toàn cho hệ thống. Dù gia hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN giúp giảm bớt áp lực nợ xấu, song thực trạng này vẫn đòi hỏi sự hợp tác đồng bộ từ các bên liên quan nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống.
Trên thực tế, một số ngân hàng đã chủ động tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro để ứng phó với tình trạng nợ xấu leo thang. Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) ghi nhận chi phí dự phòng lên đến 3.964 tỷ đồng trong 9 tháng qua và tăng 73,4% so với cùng kỳ, nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên 103,4%. PVcomBank cũng tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu từ 50% lên 54,1% khi kết thúc quý III.
Ngược lại, một số ngân hàng lại giảm chi phí dự phòng dù nợ xấu có chiều hướng tăng. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) với tỷ lệ nợ xấu vượt 5.000 tỷ đồng đã giảm 35% chi phí dự phòng tín dụng, còn 838 tỷ đồng trong quý III.
Theo điều tra của Ngân hàng Nhà nước, trong quý III/2024, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng bình quân toàn hệ thống không đạt được kỳ vọng giảm nhẹ, nhưng xu hướng tăng đã chậm lại so với quý II. Các tổ chức tín dụng cũng kỳ vọng rằng tỷ lệ nợ xấu sẽ được kiểm soát tốt hơn trong quý IV/2024.
Song, các chuyên gia nhận định tình hình nợ xấu sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là khi những khoản nợ được cơ cấu lại theo chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước đến hạn, có thể làm tăng thêm áp lực nợ xấu.
Chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu dự báo rằng cuối năm 2024 nợ xấu có thể tiếp tục gia tăng, đặc biệt là từ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão YAGI ở miền Bắc hồi tháng 9 vừa qua. Nếu nợ xấu tiếp tục tăng, ngân hàng sẽ khó giảm lãi suất cho vay và thậm chí có thể phải tăng lãi suất để bù đắp cho chi phí dự phòng và những rủi ro khi khách hàng mất khả năng trả nợ.