HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO – FTA LÀ GÌ ???
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO – FTA LÀ GÌ ???
1. ĐƠN PHƯƠNG: của EU dành cho Việt Nam (GSP)
Có hiệu lực đầy đủ với toàn bộ các nước thành viên từ ngày 12/02/2021.
LỢI ÍCH KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) ?
Hiển nhiên không phải tự nhiên mà Việt Nam tham gia ký kết đến 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) và hiện tại vẫn đang tiếp tục trong các vòng đàm phán để tham gia các hiệp định mới như:
Việt Nam – EFTA gồm các nước: Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein(từ 2012), Việt Nam, Israel (từ 2015)
FTA là hiệp định hợp tác kinh tế được ký kết giữa ít nhất hai nước, nhằm cắt giảm các hàng rào thương mại, cụ thể là thuế quan, quota nhập khẩu và các hàng rào phi thuế quan khác, đồng thời, thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các nước này với nhau.
Điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp ở Việt Nam Xuất Khẩu hàng hóa đến các nước nằm trong cùng môt hiệp định vì hàng hóa sẽ được giảm thuế nhập khẩu, ưu đãi về hạn ngạch nhập khẩu nên sẽ tăng lợi thế cạnh tranh cho các ngành sản xuất ở Việt Nam đặc biệt là các ngành có thế mạnh như: giày da, may mặc, nông sản, thủy sản,…
Hơn thế việc giảm thuế và các biện pháp phòng vệ thương mãi cũng giúp thị trường và người tiêu dùng Việt Nam có thể tiếp cận với nhiều sản phẩm phong phú hơn, nguồn nguyên vật liệu đa dạng và nhiều lựa chọn hơn.
Trong các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết và thực thi thì có 3 hiệp định đa phương được xem như những “hiệp định thế hệ mới” mà là các “ siêu hiệp định” hứa hẹn sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu và nền kinh tế của Việt Nam những năm tới, cụ thể là: CPTPP, EVFTA, RCEP,..
Ảnh minh họa (Nguồn: Internnet)(ĐCSVN) - Thương mại tự do là một trong những động lực to lớn phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và đó đã là một trong những nguyên nhân chính đưa lại sự phát triển "thần kỳ" cho nền kinh tế Nhật Bản từ nhiều thập niên trước. Như đã biết, các hoạt động thương mại không chỉ thuần tuý được điều tiết bởi quan hệ cung cầu trên thị trường quốc tế, mà còn chịu sự điều chỉnh của chính phủ. Tuy nhiên, tự do hoá thương mại lại chính là loại bỏ các biện pháp hạn chế hay bảo hộ thương mại theo kiểu hành chính, cấm đoán "cực đoan" của các chính phủ.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internnet)
Nhật Bản là nước nghèo về nguyên liệu và năng lượng. Trong 8 loại nguyên liệu, năng lượng quan trọng nhất, quyết định quy mô và tốc độ phát triển của nền kinh tế, thì Nhật Bản phải nhập khẩu tới 99,7% dầu mỏ, 100% thuỷ ngân và nhôm, 90% quặng sắt, 86% than, 82% đồng, 62% kẽm, 57% chì. Với việc nhập khẩu này, Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu nguyên liệu lớn nhất thế giới cả về quy mô và cơ cấu, chủng loại.
Để bảo đảm nguồn cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng ổn định, an toàn trong điều kiện thế giới đầy biến động, các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản đã tìm mọi cách để chi phối và đa dạng hoá các nguồn cung cấp tài nguyên, năng lượng. Thông qua hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn tài chính lớn, Nhật Bản đã kiểm soát được 100% quặng sắt của Malaysia, 80% nguồn cung cấp gỗ và đồng của Philippines, 50% nguồn dầu thô của Indonesia, 30% cao su của Thái Lan.
Vai trò của chính sách thương mại Nhật Bản
Thương mại Nhật Bản giữ vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Tỉ trọng xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản tăng tương ứng tới 16% và 11% năm 2007. Mức tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn so với nhập khẩu phán ánh sự đóng góp tích cực của nhu cầu bên ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, điều này một phần do cơ chế mở cửa của hệ thống thương mại đa phương. Năm 2007, thặng dư thương mại của Nhật Bản tăng đã phản ánh mức chênh lệch giữa tiêt kiệm quốc gia và tổng đầu tư nội địa. Năm 2008. dự trữ ngoại hối của Nhật Bản tăng lên 997 tỉ đôla (so với mức 879 tỉ đôla năm 2006), tương đương với 21 tháng nhập khẩu của Nhật Bản.
Chính sách thương mại của Nhật Bản năm 2007 đề xuất một số biện pháp nhằm tự do hóa hơn nữa cơ chế thương mại và đầu tư của Nhật Bản. Tuy nhiên, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tháng 9 năm 2008, Nhật Bản không đưa ra những biện pháp thương mại mới để bảo hộ thị trường nội địa.
Tự do hoá thương mại là việc cần phải làm đối với tất cả các nước trong điều kiện hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, tự do hoá thương mại cần phải được thực hiện theo những bước đi phù hợp. Nếu không chú trọng đến trình tự tự do hoá, Nhật Bản có thể phải gánh chịu những bài học đắt giá. Việc xác định lộ trình tự do hoá thương mại cần dựa vào đặc điểm, điều kiện và nội lực trong nước.
Chính sách thương mại Nhật Bản – thuế quan và phi thuế quan
Thuế quan là công cụ chính trong chính sách thương mại Nhật Bản. Tuy nhiên, đa số hàng nhập khẩu của Nhật Bản được miễn thuế hoặc áp dụng mức thuế quan thấp. Năm 2008, tỉ lệ thuế quan trung bình áp dụng Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (Most Favored Nation - MFN) giảm xuống còn 6,1%. Gần 99% dòng thuế quan có giới hạn và hầu hết tỉ lệ thuế quan áp dụng nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc MFN đều xấp xỉ với tỉ lệ MFN cho phép. Đồng thời, việc không đánh thuế theo giá hàng (non ad valorem duties) được coi là đặc điểm quan trọng trong chính sách thuế quan của Nhật Bản, đặc biệt đối với các sản phẩm nông nghiệp
Tỉ lệ thuế quan ưu đãi được áp dụng đối với 141 nước đang phát triển và 14 vùng lãnh thổ thuộc Hệ thống ưu đãi chung GSP (General System of Preference). Năm 2007 chính phủ Nhật Bản đã mở rộng thêm danh mục các hàng hóa được hưởng mức trợ cấp ưu đãi tới 49 quốc gia kém phát triển, từ mức 86% tăng lên 98% đối với tất cả các hạng mục thuế quan. Các quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ GSP Nhật Bản là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippin và Việt Nam.
Tỉ lệ thuế quan trung bình áp dụng đối với các nước trong hệ thống GPS là 4,9% và đối với các nước đang phát triển là 0,5% . Tỉ lệ thuế quan trung bình trong các Hiệp định thương mại tự do dao động từ 3,3% (đối với Malaysia) và 3,9% (đối với Brunei).
Nhật Bản vẫn duy trì ổn định mức kiếm soát xuất khẩu nhằm bảo đảm an ninh quốc gia và nhu cầu tiêu dùng trong nước một cách thích hợp đối với nông nghiệp và hàng hóa tiêu dùng cơ bản khác. Nhật Bản hiện nay cũng đang khuyến khích xuất khẩu hàng nông nghiệp, chủ yếu bằng cách cung cấp thông tin cho người tiêu dùng ở nước ngoài.
Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp nằm ngoài thuế quan, có liên quan hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sự luân chuyển hàng hoá giữa các nước. Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý khoa học. Hiện nay, nhiều biện pháp phi thuế quan đã được áp dụng một cách tinh vi nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Những biện pháp phi thuế quan được pháp luật thương mại quốc tế thừa nhận bao gồm: cấm xuất nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, yêu cầu về nhãn mác hàng hoá, bao bì đóng gói, yêu cầu về hàm lượng nguyên vật liệu tái chế, yêu cầu về phương pháp và quy trình sản xuất, kiểm dịch, phương pháp xác định trị giá tính thuế hải quan, xuất xứ hàng hoá...
Nhật Bản cũng áp dụng một số biện pháp phi thuế quan tương tự đối với các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng thuỷ sản. Những biện pháp hiện đang được triển khai đó là cấm nhập khẩu hoặc hạn chế số lượng nhập khẩu một số mặt hàng (ví dụ như một số loại thủy sản cá tôm). Việc nhập khẩu một vài loại hàng hóa phụ thuộc vào yêu cầu giấy phép để đảm bảo an ninh quốc gia, bảo đảm sức khỏe, cuộc sống người tiêu dùng hoặc bảo tồn cuộc sống động, thực vật, cây cối và môi trường thiên nhiên. Những biện pháp cấm nhập khẩu của Nhật Bản hiện đang được áp dụng phù hợp với những giải pháp của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ.
Nhật Bản bắt đầu điều chỉnh lại chính sách thương mại vào đầu những năm 2000 theo hướng tăng cường ký kết các hiệp định buôn bán khu vực. Nhật Bản không chỉ tìm cách ký các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thông thường, đòi hỏi phải loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với mậu dịch hàng hóa, mà còn nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đẩy mạnh hợp tác kinh tế toàn diện trong các lĩnh vực như dịch vụ, di chuyển lao động. Việc ký kết các hiệp định thương mại khu vực được coi là cách thức tốt nhất để đạt được mục tiêu cuối cùng của Nhật Bản là thiết lập một cơ cầu phân công lao động quốc tế mới ở Đông Á, ở đó Nhật Bản chiếm giữ vị trí cao nhất.
Trong xu thế đó và đặc biệt là do tiến trình quan hệ hợp tác phát triển kinh tế nói chung, thương mại nói riêng giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản đã và đang ngày càng mạnh mẽ hơn, trong hai năm qua giữa hai nước đã cùng ký kết và đang triển khai thực thi hiệu quả Hiệp định Đối tác toàn diện kinh tế Việt-Nhật, trong đó có việc thực thi Hiệp định Tự do hoá thương mại Việt-Nhật. Vì thế, tin rằng quan hệ hợp tác phát triển kinh tế giữa hai nước sẽ ngày tốt đẹp hơn.
Ngành tiếng anh thương mại là một ngành học xoáy sâu đào tạo dùng ngoại ngữ một cách thông thạo trên cả 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc và viết. Giúp các bạn sinh viên tự tin gia nhập vào môi trường doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty đa quốc gia.