Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Hùng Vương TPHCM vừa thông báo xét tuyển bổ sung 13 ngành gồm: Công nghệ thông tin, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Marketing, Luật, Quản trị bệnh viện, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc, Thương mại điện tử, Quản trị khách sạn.
Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Hùng Vương TPHCM vừa thông báo xét tuyển bổ sung 13 ngành gồm: Công nghệ thông tin, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Marketing, Luật, Quản trị bệnh viện, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc, Thương mại điện tử, Quản trị khách sạn.
Với hơn 16.000 chỉ tiêu, Trường Đại học Văn Lang tuyển bổ sung 3.000 chỉ tiêu, sau khi công bố điểm chuẩn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Theo thông báo của Trường Đại học Văn Lang ngày 23/8, trường xét tuyển thêm 3.000 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung tất cả các ngành (trừ ngành Quan hệ Công chúng, Truyền thông Đa phương tiện, Răng- Hàm - Mặt).
Đây là trường có số lượng chỉ tiêu tuyển sinh bổ sung cao nhất được ghi nhận đến thời điểm này.
Thí sinh được 1 trong 3 phương thức sau để đăng ký xét tuyển: Xét điểm học bạ THPT, xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM.
Theo đề án tuyển sinh được nhà trường công bố (Ban hành kèm theo Quyết định 647/QĐ-ĐHVL ngày 25/5/2023 của Hiệu trưởng), tổng chỉ tiêu các ngành, nhóm ngành dự kiến của trường là hơn 16.000 chỉ tiêu. Đây cũng là trường có tổng chỉ tiêu tuyển sinh đứng tốp đầu cả nước.
Trong đó, nhiều ngành có chỉ tiêu hơn 1.000 sinh viên như Marketing, Quản trị kinh doanh, Quan hệ công chúng...
Trường ĐH Phenikaa thông báo xét tuyển đại học hệ chính quy đợt 2 với 790 chỉ tiêu theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Điểm nhận hồ sơ vào trường từ 17-22,5 điểm.
Tại Trường Đại học Kinh tế TPHCM, nhà trường xét tuyển bổ sung 200 chỉ tiêu các chương trình đào tạo: Tiếng Anh thương mại; Quản trị; Quản trị khách sạn; Marketing; Thương mại điện tử; Tài chính; Ngân hàng; Kế toán; Công nghệ và đổi mới sáng tạo; Robot và Trí tuệ nhân tạo (hệ kỹ sư); Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng; Kinh doanh nông nghiệp.
Năm nay, điểm chuẩn Trường Đại học Kinh tế TPHCM đào tạo tại cơ sở chính TPHCM dao động 22,49-27,2; tại phân hiệu Vĩnh Long là 17 với tất cả ngành.
Ngày 23/8, Trường Đại học Công Thương TPHCM thông báo xét tuyển bổ sung cho 10 ngành đào tạo ở phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Hầu hết các ngành này có điểm chuẩn là 16, theo công bố hôm 22/8.
Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung tất cả ngành là 16, riêng ngành Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là 18.
Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm
Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực
Kinh doanh thời trang và dệt may
Công nghệ kỹ thuật môi trường
Quản lý tài nguyên và môi trường
Năm nay, Trường Đaị học Công Thương TPHCM tuyển sinh khoảng 6.300 chỉ tiêu cho 33 ngành đào tạo, tăng 900 chỉ tiêu so với năm 2022.
Trường Đại học FPT tuyển bổ sung 1.900 chỉ tiêu các ngành Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc.
Trong đó, cơ sở tại Hà Nội tuyển 500 chỉ tiêu, phân hiệu Tp.HCM 500, các phân hiệu Cần Thơ, Đà Nẵng, Quy Nhơn bổ sung 300 chỉ tiêu mỗi trường.
Học viện Phụ nữ Việt Nam thông báo tuyển sinh bổ sung 112 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2023 các ngành: Quản trị kinh doanh hệ chất lượng cao; Quản trị kinh doanh hệ liên kết quốc tế; Giới và phát triển; Công tác xã hội (Cơ sở TP.HCM).
Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) xét tuyển bổ sung 60 sinh viên cho chương trình cử nhân Anh quốc ngành Kinh doanh quốc tế và Tài chính quốc tế. Trường nhận hồ sơ từ nay đến hết ngày 20/9.
Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng điểm học bạ THPT kết hợp chứng chỉ tiếng Anh. Trong đó, điểm trung bình học bạ ba năm đạt từ 6,5, chứng chỉ tiếng Anh IELTS đạt từ 5.5 (hoặc tương đương B2) trở lên.
Trường ĐH Việt Nhật - ĐH Quốc gia Hà Nội thông báo tuyển sinh bổ sung các chương trình đào tạo trình độ đại học chính quy năm 2023 theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023; xét hồ sơ năng lực thí sinh (đánh giá hồ sơ và phỏng vấn).
Trong đó, ngành Khoa học máy tính bổ sung nhiều chỉ tiêu nhất với 80 chỉ tiêu. Các ngành còn lại tuyển bổ sung từ 20-45 chỉ tiêu.
Chỉ tiêu và điểm nhận hồ sơ như sau:
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, trước 17h ngày 8/9, tất cả các thí sinh trúng tuyển cần xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống. Nếu thí sinh không xác nhận nhập học sẽ phải đợi xét tuyển bổ sung vào các đợt xét tuyển tiếp theo của các trường đại học.
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định thông báo tuyển sinh Đại học chính qui (bổ sung đợt 1) năm 2023 170 chỉ tiêu, trong đó, Ngành Điều dưỡng (mã ngành 7720301) 100 chỉ tiêu; Ngành Hộ sinh (mã ngành 7720302): 50 chỉ tiêu; Ngành Dinh dưỡng (mã ngành 7720401): 20 chỉ tiêu.
Trường Đại học Công nghiệp TPHCM cũng thông báo xét tuyển bổ sung 200 chỉ tiêu tại trụ sở TPHCM. Trường sử dụng 3 phương thức: Ưu tiên xét tuyển thẳng, xét học bạ THPT, xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Năm nay, ngành Kinh doanh quốc tế có mức trúng tuyển 26, cao nhất Trường Đại học Công nghiệp TP HCM.
Chỉ tiêu tuyển bổ sung tại cơ sở chính Trường ĐH Công nghiệp TPHCM.
Đồng thời, nhà trường cũng thông báo xét tuyển bổ sung đại học chính quy tại phân hiệu Quảng Ngãi với 185 chỉ tiêu.
Trước đó, điểm chuẩn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT tại phân hiệu này là 17 cho tất cả ngành.
Chỉ tiêu tuyển bổ sung tại phân hiệu Quảng Ngãi của Trường ĐH Công nghiệp TPHCM.
VIETSTARMAX là Công ty Truyền thông uy tín hàng đầu trong lĩnh vực Truyền thông, Quảng cáo trên cả nước. Với khẩu hiệu: “Sáng tạo không ngừng”, chúng tôi đã nỗ lực nghiên cứu các ý tưởng, giải pháp và cách thức thực hiện nhằm giúp các doanh nghiệp – khách hàng mục tiêu của chúng tôi - nâng cao hiệu quả trong hoạt động, tiến lên mạnh mẽ về phía trước...
Tại buổi lễ, lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh Hậu Giang công bố quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về việc điều động, bổ nhiệm có thời hạn Thượng tá Lê Quốc Hội, Phó Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự đến nhận công tác và giữ chức Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra và Quyết định của Ban Thường vụ Công an tỉnh về việc chỉ định Thượng tá Lê Quốc Hội tham gia Chi ủy, giữ chức Bí thư Chi bộ Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trao quyết định và chúc mừng tân Chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Đại tá Nguyễn Văn Giá, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang nhấn mạnh, trong quá trình công tác thượng tá Lê Quốc Hội luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được Ban Thường vụ, Ban Giám đốc và tập thể phòng Cảnh sát Hình sự tin tưởng, tín nhiệm. Do đó, trong thời gian tới trên cương vị mới, chức vụ cao hơn thượng tá Lê Quốc Hội tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, nêu cao tinh thần đoàn kết, cùng với tập thể lãnh đạo Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện công tác chuyên môn, đặc biệt là tham mưu kịp thời cho Ban Thường vụ, Ban Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác của Công an tỉnh đã đề ra trong năm 2024. Cám ơn sự tín nhiệm của Ban Thường vụ, Ban Giám đốc Công an tỉnh cũng như tập thể phòng Cảnh sát Hình sự và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Thượng tá Lê Quốc Hội khẳng định, đây là niềm vinh dự đồng thời là trách nhiệm to lớn, trên cương vị mới, đồng chí sẽ không ngừng phấn đấu, cùng tập thể đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao với trách nhiệm cao nhất.
TP - Hàng ngày, báo Tiền Phong nhận được nhiều đơn thư phản ánh, kêu cứu, khiếu nại, tố cáo… của bạn đọc. Có người coi báo như cánh cửa cuối cùng. Dù không phải là cơ quan chuyên trách xử lý khiếu nại, tố cáo nhưng với uy tín và trách nhiệm của một cơ quan báo chí giàu truyền thống, đội ngũ phụ trách công tác này đang cơ bản đáp ứng được mong mỏi của bạn đọc…
Hiện tại, bạn đọc có thể tiếp cận với báo bằng cách đến trực tiếp tòa soạn, các văn phòng đại diện, gửi thư qua đường bưu điện, gửi email, gọi điện, liên lạc qua zalo, viber hoặc facebook… Dù liên hệ qua kênh nào, với những vụ việc phức tạp, hầu hết vẫn cần trao đổi, xử lý dưới dạng văn bản, đơn thư. Và phần lớn những đơn thư này, Ban Biên tập báo Tiền Phong đang giao cho Ban Bạn đọc và Công tác xã hội (BĐ&CTXH) làm đầu mối xử lý.
Trong toàn bộ đơn thư gửi đến báo, nhiều vụ việc không thể triển khai cho phóng viên (PV) tác nghiệp, viết bài ngay. Bởi vì, bản thân sự việc phức tạp, cần có văn bản trả lời của cơ quan chức năng. Cũng có những vụ việc thiếu tính điển hình, là việc của cá nhân đơn lẻ, ít bạn đọc quan tâm. Đối với những trường hợp như thế, báo thường đăng tải tin nhắn, rồi làm công văn chuyển đơn thư đến các cơ quan chức năng.
Con gái bà Đặng Thị Tân chỉ vào phần đất của gia đình, nay lại được cấp sổ đỏ cho người khác. Ảnh: P.V
Cũng như các cơ quan báo chí khác, báo Tiền Phong được trao trách nhiệm tiếp nhận và chuyển khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan chức năng. Nhờ việc xử lý đầy đủ, trách nhiệm nên hầu hết các đơn thư do báo Tiền Phong chuyển đi đều nhận được phản hồi. Với công tác lưu trữ và truy xuất đơn thư được số hóa, khi cơ quan chức năng chậm trả lời (theo Luật Báo chí, thời gian cơ quan chức năng trả lời là 30 ngày), Ban BĐ&CTXH sẽ tiếp tục làm tin nhắn hoặc làm công văn nhắc lại. Nhờ vậy, nhiều vụ việc đã được giải quyết bằng con đường “chuyển đơn” này.
Với những đơn thư được xử lý dưới dạng nhắn tin, chuyển đơn, bộ phận xử lý phải đọc kỹ hồ sơ để làm thông tin cô đọng và chuyển đơn đến đúng cơ quan chức năng. Nhiều vụ việc, hồ sơ dày hàng trăm trang nhưng vẫn được đọc hết để chuyển đơn, làm tin nhắn với độ dài trên dưới 200 từ.
Đơn cử, năm 2021, báo Tiền Phong nhận được đơn của quân nhân Nguyễn Duy Thanh, Trợ lý chính trị Cơ sở 2 Bệnh viện Quân y 110, thuộc Cục Hậu cần, Quân khu 1, tố cáo một số sai phạm tại bệnh viện này. Sau khi nhận Phiếu chuyển đơn, Bộ Tư lệnh Quân khu 1 có văn bản trả lời, khẳng định một số nội dung tố cáo của anh Thanh có cơ sở như: Bệnh viện tổ chức cho cán bộ, nhân viên đi học trước rồi mới có văn bản xin chủ trương của Quân khu; một số cán bộ của bệnh viện nhờ người khác thi hộ để trúng tuyển vào Trường Cao đẳng Y-Dược Asean; cán bộ không trực tiếp học mà tham gia thi tốt nghiệp… Bộ Tư lệnh Quân khu 1 cũng thông báo đã đề nghị các cơ quan chức năng tham mưu cho Thủ trưởng Bộ Quốc phòng xử lý các cá nhân vi phạm.
Gỗ tại rừng tự nhiên Ba Bố được đưa về xưởng cưa trái phép. Ảnh: P.V
Đất đai là lĩnh vực báo nhận được nhiều đơn thư nhất (chiếm hơn 70%), phần lớn là các vụ việc nhỏ lẻ, kéo dài. Tuy nhiên, báo đã chọn lọc kỹ càng và xử lý nhiều vụ việc hiệu quả bằng con đường công văn. Ví dụ, năm 2022, báo thực hiện chuyển đơn của ông Trần Ngọc Vụ, trú tại xã Mỹ Trung (Mỹ Lộc, Nam Định). Ông Vụ phản ánh UBND huyện Mỹ Lộc chậm cấp sổ đỏ cho 104 trường hợp thuộc khu tái định cư Khu công nghiệp Mỹ Trung. Sau đó, UBND huyện Mỹ Lộc có văn bản cho biết: Đây là những trường hợp mà năm 2004, UBND tỉnh Nam Định đã có quyết định thu hồi đất để giao cho Cty Cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ (CPCNTT) Hoàng Anh (Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam) để đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Trung. Tuy nhiên, sau đó Cty CPCNTT Hoàng Anh tự xây dựng giá giao đất tái định cư, không trình UBND tỉnh Nam Định phê duyệt, tự thu tiền và giao đất cho các hộ dân. Toàn bộ số tiền này không nộp vào ngân sách, nên các hộ dân chưa được cấp sổ đỏ. Sau đó, UBND huyện Mỹ Lộc xin ý kiến của UBND tỉnh để cấp sổ đỏ bước đầu cho 55 hộ và cho biết sẽ tiếp tục thực hiện đối với số hộ còn lại.
Những cây gỗ bị lâm tặc chặt hạ tại rừng tự nhiên Ba Bố. Ảnh: P.V
Một số vụ việc dù của cá nhân, đơn lẻ nhưng có dấu hiệu sai pháp luật, trái đạo lý rõ ràng, đội ngũ xử lý đơn thư vẫn nghiêm túc xử lý và xử lý có hiệu quả. Đơn cử, mới đây, báo Tiền Phong nhận được đơn của ông Đào Xuân Thoan, một thương binh 4/4, trú tại phường Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) kiến nghị việc ông không được kết nạp vào Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam. Sau khi chuyển đơn, ngày 17/10/2023, Hội CCB quận Hoàng Mai có văn bản cho biết, ông Thoan đã được là hội viên của Hội. Một vụ việc cá nhân nhưng phức tạp hơn cũng được giải quyết hiệu quả: Đầu năm 2023, chị Cấn Thị Thuỳ Dương, trú tại phường Thị Cầu (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) gửi nhiều đơn trình bày, chồng chị là anh Đàm Truyền Khải không chịu giao con cho chị dù đã có phán quyết của toà. Việc tranh chấp nuôi con sau bản án ly hôn căng thẳng từng ngày, dần đến cao trào. Rất nhanh chóng, báo Tiền Phong chuyển đơn của chị Dương tới Chi cục Thi hành án Dân sự TP Bắc Ninh và UBND TP Bắc Ninh. Lãnh đạo Ban BĐ&CTXH cũng nhiều lần gọi điện, nhắn tin đốc thúc những người đứng đầu các cơ quan này. Trong tháng 3 và 4/2023, hai cơ quan trên có văn bản trả lời, cho biết đã vào cuộc thuyết phục chồng chị Dương và sẽ tiếp tục xử lý. Báo Tiền Phong và một số cơ quan báo chí đăng bài về vụ việc. Sau đó, ngày 24/4/2023, Công an TP Bắc Ninh đã khởi tố vụ án trên. Trước sự việc này, anh Khải sau đó mới chịu giao con cho chị Dương.
Một số văn bản trả lời đơn thư bạn đọc của các cơ quan chức năng gửi báo Tiền Phong
Khi đánh giá vụ việc có nhiều tình tiết mới lạ, điển hình, tác động đến nhiều người, Ban BĐ&CTXH sẽ trực tiếp hoặc phối hợp với các văn phòng đại diện, PV thường trú tiến hành xác minh. Việc xác minh thông tin, viết bài từ đơn thư có lẽ là một phạm vi tác nghiệp phức tạp nhất trong ngành báo chí. Ngoài việc phải nghiên cứu tài liệu, đối chiếu các quy định pháp luật (không khác mấy so với luật sư), PV phải thực hiện nhiều nghiệp vụ báo chí khác như: Nhập vai, phỏng vấn, quay phim, chụp ảnh… Khó nhất trong loại hình báo chí xác minh đơn thư là các đối tượng liên quan thường dền dứ trong hành xử. Trong đó, việc gõ cửa các cơ quan chức năng trong những vụ việc này thường mất nhiều thời gian, công sức. Ngay cả bạn đọc cũng chứa đựng không ít phức tạp. Dù thông tin vụ việc rất hay nhưng nhiều bạn đọc không dám tố cáo chính danh. Thậm chí, nhiều bạn đọc đã sử dụng báo chí như một công cụ. Ví dụ, có bạn đọc ngoại thành Hà Nội tố cáo lãnh đạo xã bán đất nghĩa trang nhưng khi PV về UBND xã, người tố cáo điện thoại báo đã “làm việc” với cán bộ xã, không tố cáo nữa. Có bạn đọc là cán bộ tổ chức một doanh nghiệp lớn của Nhà nước mới đây gửi đơn đến báo tố cáo lãnh đạo. Khi PV vào cuộc, người này lại chủ động đề nghị PV dừng xác minh.
Tuy nhiên, việc xác minh, điều tra theo đơn thư là địa hạt hấp dẫn đối với những người làm báo; thực hiện thành công sẽ mang lại nhiều giá trị. Đơn cử, năm 2022, báo Tiền Phong nhận được đơn của bà Đặng Thị Tân, trú tại xã Thượng Mỗ (Đan Phượng, Hà Nội) tố cáo việc một mảnh đất được cấp tới 3 sổ đỏ, rất lạ lùng. Số là thửa đất được đề cập được UBND TP Hà Nội cấp sổ đỏ cho gia đình bà, nhưng sau đó UBND huyện Đan Phượng lại cấp sổ đỏ phần lớn thửa đất nói trên cho hai người đàn ông khác. Sau khi nhận đơn, PV Ban BĐ&CTXH tiến hành xác minh rồi được biết: Năm 2019, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội đã xác minh khiếu nại của bà Tân là có cơ sở nhưng vụ việc chưa được giải quyết. Sau khi PV vào cuộc, ngày 15/8/2022, UBND TP Hà Nội ra quyết định, giao UBND huyện Đan Phượng thu hồi một sổ đỏ để trả lại cho bà Tân. Mảnh đất còn lại, vì đã bán cho người khác nên phải thêm bước giải quyết tại tòa án.
Trong lịch sử báo Tiền Phong, nhiều tuyến bài hay, hấp dẫn, hiệu quả xuất phát từ đơn của bạn đọc. Hiện nay, dù bạn đọc có nhiều cách thức phản ánh hơn nhưng đơn thư vẫn là một trong những nguồn thông tin quan trọng cho các tuyến bài điều tra. Ví dụ, ngay trong năm 2023, báo Tiền Phong nhận được đơn phản ánh nhiều héc ta rừng tự nhiên ở khu Ba Bố (xã Ngọc Phái, Chợ Đồn, Bắc Kạn) bị chặt hạ. Đánh giá vụ việc nghiêm trọng, Ban BĐ&CTXH cử PV nhập cuộc điều tra. Để vào được rừng Ba Bố, PV nhờ người dân địa phương chỉ lối qua đường mòn. Từ trên cao nhìn xuống, cả vạt rừng tự nhiên rộng lớn đã bị chặt phá. Những cây gỗ lớn có giá trị nằm ngổn ngang, bị cắt thành khúc, xẻ thành khối. Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, PV đã làm việc với các cơ quan chức năng. UBND tỉnh Bắc Kạn đánh giá vụ phá rừng tự nhiên trên là rất nghiêm trọng, nên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng quyết liệt xử lý. Khi thông tin được báo đăng tải đến bạn đọc chưa lâu, Cơ quan CSĐT Công an huyện Chợ Đồn đã quyết định khởi tố vụ án phá rừng nêu trên.
Trên chuyến tàu chở thân nhân cán bộ, chiến sĩ ra thăm Trường Sa, tôi được nghe những câu chuyện hết sức xúc động về hậu phương của những người lính đảo. Họ là những người bố, người mẹ, người vợ đang khắc phục những khó khăn trong cuộc sống để những người lính nơi đảo xa yên tâm công tác. Và hôm nay, họ được ra thăm người thân của mình, bao cảm xúc buồn vui như đan xen vào nhau, những câu chuyện, sự chia sẻ về cuộc sống xa con, xa chồng đã gắn kết họ lại gần nhau hơn. Lấy chồng bộ đội họ phải chấp nhận nhiều vất vả, có những lúc ốm đau hay gặp khó khăn trong cuộc sống chồng cũng không thể ở bên, nhưng vì tình yêu với chồng và lớn hơn là với đất nước, họ đã tạm gác những tình cảm riêng tư cho vẹn nghĩa lớn.
Con gái cô giáo Bùi Thị Nhung bên món quà của bố.
Với cô giáo Bùi Thị Nhung, sinh năm 1989, giáo viên Tiểu học và THCS căn cứ Cam Ranh có chồng là Thượng úy Đỗ Đại Hiếu, sinh năm 1976, hiện đang đóng quân tại đảo Trường Sa Đông, thì làm vợ lính đảo cũng có những khó khăn nhưng cũng rất tự hào. Hai vợ chồng đều là người Thái Bình, nhưng để thuận tiện công tác, chị chuyển vào Khánh Hòa sinh sống. Chị Nhung và anh Hiếu có hai con, một con trai hơn 4 tuổi và một con gái hơn 2 tuổi. Trước đây anh Hiếu đóng quân tại đảo Sinh Tồn, nay chuyển đóng quân tại đảo Trường Sa Đông. Chồng xa nhà, con lại nhỏ, chị Nhung thường phải đảm nhận cả hai vai vừa là bố vừa là mẹ của các con. Có những lúc bắt gặp hình ảnh những gia đình quây quần bên nhau, nhất là lúc sinh con không có chồng bên cạnh, chị chợt chạnh lòng, nhưng chị luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng hơn để anh yên tâm công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ thiêng liêng nơi đảo xa. Càng xa nhau tình cảm vợ chồng dường như càng nồng thắm hơn. Những món quà anh gửi tặng chị chỉ đơn giản là những bông hoa ốc biển, nhưng sao chị cảm thấy ấm áp lạ thường. Chị Nhung kể, có lần anh làm một cây hoa ốc để tặng chị, khi vận chuyển về thì cây bị hư hết, anh lại tỉ mỉ ngồi tháo ra từng bông hoa rồi cuộn lại mất cả ngày mới xong. Đây là món quà quý giá nhất đối với chị Nhung, nó giá trị hơn tất cả những món đồ xa xỉ, bởi nó được kết bằng tình yêu sâu đậm của người lính đảo đối với vợ mình. Mỗi lần nhớ chồng, chị và con lại ngồi ngắm những bông hoa ốc ấy.
Ở xa quê, chồng lại thường xuyên xa nhà, một mình nuôi dạy hai con nên chị Nhung còn phải tự học lấy cách khắc phục, sửa chữa một số vật dụng trong nhà. Mỗi lần chồng điện thoại về hỏi thăm, lo lắng cho vợ con thì chị luôn động viên, dành cho anh sự thông cảm lớn nhất, không để cho anh biết những khó khăn mình gặp phải để anh yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cô giáo Lê Thị Phượng và chồng trên đảo Trường Sa Đông.
Cũng có chồng đang công tác tại Trường Sa như cô giáo Nhung, câu chuyện của vợ chồng cô giáo Lê Thị Phượng, sinh năm 1990, giáo viên ngữ văn cấp 3, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa khiến mọi người vô cùng xúc động. Hai vợ chồng cưới nhau được 1 tháng thì chồng chị Phượng ra đảo, hai người còn chưa kịp có con nên một mong ước lớn lao trong chuyến đi này là tình yêu của hai người sẽ đơm hoa kết trái. Khi nghe tin vì thời tiết xấu tàu sẽ chuyển hướng đi đảo khác trước, chị Phượng rất lo lắng, cả đêm hôm đó cô không ngủ được chỉ mong thời tiết lại tốt trở lại. Sáng hôm sau, tàu thông báo vẫn giữ lịch trình cũ, chị Phượng hết sức mừng vui, quên hết cả mệt mỏi. Kể về chồng mình, giọng chị Phượng luôn mang một niềm tự hào lớn lao, nhất là khi nói về độ khéo tay của chàng lính trẻ. Chị Phượng kể, ngày sinh nhật của mình, chồng chị đã làm một cây hoa hồng 99 bông bằng vỏ ốc rất đẹp để tặng vợ.
Thượng úy Phạm Viết Sao và vợ gặp nhau trên đảo Tiên Nữ.
Hay câu chuyện của chị Phạm Thị Châm, sinh năm 1976, quê ở Thái Thụy, Thái Bình, hiện đang sống ở Đồng Nai. Chồng chị là Đại úy Tạ Đăng Nhân, đóng quân trên đảo Tốc Tan C. Anh chị có một con trai lớn học lớp 10 và một con gái học lớp 4. Đây là lần thứ hai chồng chị thực hiện nhiệm vụ nơi đảo xa. Lần đầu tiên anh đóng quân tại đảo Trường Sa Lớn. Trong chuyến đi thăm chồng lần này, chị Châm chuẩn bị những thứ hoa quả từ quê mang ra cho chồng. Nhưng do thời tiết nóng, hoa quả hầu như bị hỏng hết. Nhìn những nải chuối, những quả đu đủ, dứa, cam chín nẫu hết ai cũng cảm thấy xót ruột. Chị Châm còn mang 120 quả trứng vịt ra đảo, nhưng do nắng quá trứng cũng nở thành 5 chú vịt con ngay trên tàu.
Hậu phương của những người lính đảo là những câu chuyện bình dị như thế, nhưng lại là nguồn động viên vô cùng lớn lao đối với các anh. Với Thiếu tá Bùi Văn Tiếp, Chỉ huy trưởng đảo Đá Tây A, người đã có 6 năm công tác nơi đảo xa thì nỗi nhớ gia đình, vợ con chưa bao giờ vơi, chính nỗi nhớ ấy đã trở thành động lực giúp anh hoàn thành tốt nhiệm vụ nơi tiền tiêu Tổ quốc.
Sau nhiều lần đăng ký, cuối cùng bác Nguyễn Thanh Lịch, 55 tuổi, quê ở Thanh Hóa, cũng được bước chân lên chuyến tàu thăm thân để đi thăm con rể là Đại úy Lương Tú Đa, chính trị viên đảo Thuyền Chài A. Niềm vui và sự xúc động đong đầy trong ánh mắt, bác Lịch kể: "Thằng Đa nó ra đảo gần 1 năm rồi, có một con gái 3 tuổi, vợ giáo viên hiện sống ở Cam Ranh. Bố đẻ của Đa mới mất cách đây 3 tháng, khi bố mất nó cũng không thể về gặp mặt bố lần cuối. Lần này, tôi thay mặt bố đẻ cháu ra thăm để động viên Đa luôn vững vàng trước mọi thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ".
Bác Nguyễn Thanh Lịch và con rể Lương Tú Đa.
Cô Minh và con trai trên đảo Trường Sa Đông.
Cô Đặng Thị Minh, 59 tuổi, quê Ninh Bình có con trai là Thượng úy Vũ Văn Huân, sinh năm 1982, đóng quân tại đảo Trường Sa Đông. Con trai cả của cô cũng đang đóng quân trên đảo Sinh Tồn. Vốn xuất thân trong gia đình làm thuốc Nam nên cô Minh có kiến thức về các loại thuốc. Đây là lần đầu tiên ra thăm đảo nên cô Minh cẩn thận chuẩn bị các loại rau khô để tặng các chiến sĩ, cô còn chuẩn bị các thang thuốc chống say sóng cho chị em trên tàu. Khi nhìn thấy những người lính đảo mặc dù còn rất trẻ tuổi nhưng đã khắc phục rất nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, trở thành những người lính rắn rỏi trước sóng gió Trường Sa, cô Minh vô cùng khâm phục. Nhìn những cánh tay chiến sĩ vẫy chào đoàn công tác cứ xa dần, cô Minh đã không ngăn nổi giọt nước mắt.
Thượng úy Nguyễn Trần Giang, sinh năm 1985, chính trị viên đảo Tốc Tan B, quê ở Hà Tĩnh, có một con gái 3 tuổi, vợ làm y tế học đường trường mầm non, hai mẹ con hiện vẫn ở quê. Giang kể, có những lần gọi điện về thì con bảo với anh là: “Khi nào bố về làm sinh nhật cho con”, ai mua cho gì cũng bảo bố gửi về. Vì khi vợ sinh con anh không có mặt ở nhà, con được 5 tháng anh mới về nên thời gian đầu con gái luôn gọi bố bằng chú, lúc đi đảo rồi con mới quen gọi bằng bố.
Phía sau những người lính rắn rỏi ấy là sự đóng góp âm thầm của những người thân ở hậu phương. Và còn biết bao câu chuyện xúc động về tình cảm thiêng liêng, gắn bó như thế vẫn đang được những chiến sĩ, những người mẹ, người cha, người vợ viết tiếp. Họ chính là động lực để những người lính đảo vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió. Để rồi, càng trong gian khó, phẩm chất người quân nhân cách mạng càng ngời sáng, tô thắm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ người chiến sĩ Hải quân trong lòng nhân dân.
Sau ngày đầu tiên sinh hoạt tại Bến Tre, các thành viên đã có buổi tiệc nướng đầy vui vẻ. Thế nhưng, biến cố đã bất ngờ xảy ra khi Phương Uyên rời đi ngay giữa bữa tiệc. Mối quan hệ giữa Quang Minh và Phương Uyên thay đổi, báo hiệu sự rạn nứt.
Điểm thi tốt nghiệp THPT kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ
Điểm học bạ và chứng chỉ Tiếng Anh
Kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT và chứng chỉ ngoại ngữ
Kết hợp điểm học bạ và chứng chỉ ngoại ngữ
Kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT và chứng chỉ ngoại ngữ
Kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT và chứng chỉ ngoại ngữ
Ngày 10/7, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức lễ công bố Nghị quyết thành lập Trường Kinh tế và Quản lý công, Trường Kinh doanh, Trường Công nghệ, Quyết định thành lập các khoa thuộc Trường Công nghệ, Quyết định bổ nhiệm viên chức quản lý.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25/01/1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Với tầm nhìn trở thành đại học theo định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, thuộc nhóm 5 đại học hàng đầu của Việt Nam và top 100 trường đại học tốt nhất châu Á trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh theo chuẩn mực xếp hạng quốc tế, một trong những chiến lược đầu tiên mà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đặt ra là xây dựng và chuyển đổi mô hình tổ chức thành đại học 3 cấp.
Căn cứ trên mục tiêu đó, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã triển khai xây dựng đề án thành lập các trường thành viên, kịp thời lấy ý kiến của toàn thể cán bộ viên chức và người lao động của Trường để hoàn thiện đề án và ban hành Nghị quyết thành lập 3 trường.
Phát biểu tại buổi lễ, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ: “Thế giới đang có nhiều biến động, khoa học kỹ thuật cũng có nhiều bước tiến mới vượt bậc, nhân loại đang đứng trước ngưỡng cửa thay đổi và phát triển mạnh mẽ trong tương lai nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều thách thức và ẩn số.
Chính bởi vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc nâng cao tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của tập thể sư phạm nhà trường là cần thiết hơn bao giờ hết để từng bước đưa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trở thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực, đại học điển hình trong thời gian tới”.
Vị Hiệu trưởng tin tưởng rằng, với tinh thần đó, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng những giá trị cốt lõi và nhân văn của mình sẽ tiếp tục tiên phong trong giáo dục và nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực để đóng góp phát triển, thực hiện trách nhiệm xã hội và tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành tựu mới, kỳ tích mới, vững bước đi lên vươn tầm khu vực và hội nhập quốc tế.
Thay mặt tập thể lãnh đạo trường, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Chương cũng gửi lời chúc mừng đến các thầy cô được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại sẽ thực hiện tốt hơn nữa trên cương vị công tác mới.
Tại buổi Lễ, đại diện cho các trường, các khoa và các viên chức được bổ nhiệm, Tiến sĩ Nguyễn Quang Huy - Hiệu trưởng Trường Công nghệ (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Đảng ủy, Ban Giám hiệu và tập thể lãnh đạo trường đã tin tưởng, trao trọng trách.
Tiến sĩ Nguyễn Quang Huy khẳng định đây là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân viên chức được bổ nhiệm; đồng thời nhấn mạnh, các viên chức quản lý được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại nguyện sẽ nỗ lực, cố gắng hết sức mình để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển bền vững của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Dưới đây là hình ảnh lãnh đạo trường trao Quyết định bổ nhiệm và Quyết định thành lập các Khoa của Trường Công nghệ:
Trường Kinh tế và Quản lý công:
(1) Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thị Hải Hà - Hiệu trưởng;
(2) Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sơn - Phó hiệu trưởng;
(3) Tiến sĩ Nguyễn Đăng Núi - Chánh văn phòng Trường Kinh tế và Quản lý công.
(1) Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Văn Lợi - Hiệu trưởng;
(2) Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Tuấn - Phó hiệu trưởng;
(3) Tiến sĩ Nguyễn Thị Chính - Phó Hiệu trưởng;
(4) Tiến sĩ Lương Thu Hà - Chánh văn phòng Trường Kinh doanh.
(1) Tiến sĩ Nguyễn Quang Huy - Hiệu trưởng;
(2) Tiến sĩ Nguyễn Trung Tuấn - Phó hiệu trưởng.
Dưới đây là hình ảnh lãnh đạo trường trao Quyết định bổ nhiệm các chức vụ quản lý cho Phó Trưởng các đơn vị và chức vụ khác:
Trong số 3 trường được thành lập, Trường Kinh tế và Quản lý công, Trường Kinh doanh thuộc lĩnh vực đào tạo truyền thống, thế mạnh của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Trường Kinh tế và Quản lý công bao gồm các đơn vị: Khoa Đầu tư, Khoa Khoa học quản lý, Khoa Kế hoạch và Phát triển, Khoa Kinh tế học, Khoa Luật, Khoa Lý luận chính trị, Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị, Khoa Ngoại ngữ Kinh tế xác định đào tạo đầu ra chủ yếu là các cán bộ quản lý, các nhà nghiên cứu, hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô.
Trường Kinh doanh bao gồm: Viện Quản trị kinh doanh, Viện Thương mại & Kinh tế quốc tế, Khoa Bảo hiểm, Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, Khoa Du lịch và Khách sạn, Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, Khoa Marketing và Khoa Quản trị kinh doanh, với nhiệm vụ chủ yếu đào tạo các doanh nhân, nhà quản trị, cán bộ quản lý kinh tế, doanh nghiệp.
Đối với Trường Công nghệ, được xây dựng dựa trên nền tảng của 3 đơn vị đào tạo (Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số, Khoa Toán Kinh tế và Khoa Thống kê) với đặc thù riêng là công nghệ hướng đến áp dụng trong kinh tế, quản lý và kinh doanh. Hiện tại, Trường Công nghệ có 4 khoa: Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Khoa Khoa học cơ sở, Khoa Công nghệ thông tin, Khoa Hệ thống thông tin quản lý. Đào tạo các kỹ sư, các cử nhân có đặc điểm khác so với kỹ sư công nghệ là có tư duy về kinh doanh, kinh tế, am hiểu những vấn đề công nghệ mà các doanh nghiệp, tổ chức quản lý cần giải quyết; là cầu nối để những công ty chuyên nghiệp làm việc với các tổ chức kinh tế áp dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Sau khi thành lập 3 trường thành viên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ tiến hành mô hình quản trị mới theo hướng tăng cường chuyên môn hóa; các khoa, các trường trực thuộc sẽ tập trung chủ yếu vào công việc chuyên môn nghiên cứu, giảng dạy. Toàn bộ những công việc quản lý hành chính sẽ do các đơn vị phòng, ban chức năng đảm nhiệm. Do vậy, trường vẫn dựa theo mô hình quản lý tập trung chức năng nhưng độc lập và có sự phân cấp mạnh mẽ về mặt chuyên môn cho các trường trực thuộc, các khoa.
Khởi nghiệp công nghệ là chương trình mới do Ban Sản xuất các chương trình Giải trí, Đài THVN thực hiện với sự đồng hành, cố vấn của các Bộ: Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Kế hoạch Đầu tư và nhiều chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp.
Chương trình sẽ giúp khán giả truyền hình đặc biệt là những người yêu thích sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động biết đến nhiều hơn các ứng dụng thông minh phục vụ cuộc sống, ủng hộ, sử dụng sản phẩm trí tuệ của người Việt. Ngoài ra, chương trình còn giúp các tác giả, nhóm tác giả nhìn ra các điểm mạnh trong khởi nghiệp công nghệ với ứng dụng trên điện thoại di động. Một điểm đặc biệt là đến với chương trình này, các chuyên gia sẽ đào tạo, hỗ trợ và đưa ra định hướng phát triển lâu dài cho từng sản phẩm. Đội chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng giá trị xứng đáng với giải thưởng lên đến 200 triệu đồng.
Trong buổi ghi hình số đầu tiên của Khởi nghiệp công nghệ, MC Trần Ngọc cho biết: "Đây là lần đầu tiên tôi dẫn một chương trình về công nghệ trên sóng của Đài THVN. Cá nhân tôi cảm thấy rất tự hào khi nhìn thấy các sáng tạo của các đội chơi trong chương trình. Họ mong muốn phát triển ứng dụng của mình cũng như mang đến những giá trị sử dụng cho người sử dụng".
Trong khi đó, nữ khách mời xinh đẹp Thanh Hương lại cho biết: "Đây là một chương trình về khoa học công nghệ nhưng rất dễ xem. Khi được lắng nghe những thuyết trình của các thí sinh, Hương cảm thấy mình được mở mang đầu óc và được trải nghiệm những điều mà trước đây mình chưa bao giờ biết".
Chương trình Khởi nghiệp công nghệ sẽ được phát sóng vào 12h00 thứ Bảy hàng tuần trên VTV3 từ 3/8/2019.
Chương trình được thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
TRƯỜNG TIỂU HỌC, THCS VÀ THPT VICTORY
Ngày 18/12, Trường Tiểu học, THCS và THPT Victory đã tổ chức Lễ bổ nhiệm Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2021 – 2026. Tham dự buổi lễ, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk có sự hiện diện của ông Phạm Đăng Khoa - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở, ông Nguyễn Hữu Quát - Trưởng phòng tổ chức cán bộ - Chính trị, tư tưởng; về phía HĐQT nhà trường có bà Trần Thị Thiết - Chủ tịch Hội đồng quản trị và các ông/bà thành viên HĐQT, Ban giám hiệu cùng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Tiểu học, THCS và THPT Victory.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Hữu Quát - Trưởng phòng tổ chức cán bộ - Chính trị, tư tưởng Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã công bố quyết định số 81/QĐ-SGDĐT ngày 13/12/2021 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk về việc công nhận Th.S Nguyễn Hoa Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học, THCS và THPT Victory giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học, THCS và THPT Victory, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Nhà giáo Nguyễn Hoa Nam, sinh ngày 30/8/1957 trình độ chuyên môn Cử nhân sư phạm Toán, Thạc sĩ Công nghệ thông tin, cao cấp lý luận chính trị; đã kinh qua nhiều chức vụ lãnh đạo với 26 năm làm Hiệu trưởng các trường công lập, 2 năm giữ chức vụ Phó trưởng phòng phổ thông, 9 năm là Trưởng phòng Khảo thí – CNTT của Sở GD & ĐT Đắk Lắk, hơn 4 năm đảm trách Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học, THCS và Victory. Trong hơn 40 năm cống hiến cho ngành Giáo dục, Th.S Nguyễn Hoa Nam đã đạt được những thành tích lớn như: 06 Bằng khen của UBND tỉnh; 01 Bằng khen của TW Đoàn TNCS HCM; các Bằng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và liên đoàn lao động tỉnh Đắk Lắk; 9 năm liên tục là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; 08 Bằng khen của Bộ GD & ĐT; 01 Bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ năm 2012; Huân Chương Lao động hạng III năm 2015; Bằng khen của UBND tỉnh Gia Lai về điển hình tiên tiến khu vực Tây Nguyên năm 2016. Đặc biệt vào năm 2017, Th.S Nguyễn Hoa Nam được dự hội nghị điển hình tiên tiến toàn quốc và nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
Đại diện lãnh đạo Sở giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk, ông Phạm Đăng Khoa gửi lời chúc mừng đến Th.S Nguyễn Hoa Nam, Hiệu trưởng Nhà trường. Giám đốc Phạm Đăng Khoa ghi nhận, biểu dương những thành quả xuất sắc mà Nhà trường đã đạt được trong thời gian qua trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học, đặc biệt là xây dựng môi trường học tập hạnh phúc, mặc dù dịch bệnh kéo dài nhưng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường đã và đang thực hiện rất hiệu quả công tác giảng dạy trực tuyến mang lại động lực và niềm tin cho toàn thể phụ huynh và học sinh; trong đó có sự đóng góp quan trọng của Hiệu trưởng Nguyễn Hoa Nam. Đồng thời, Giám đốc Sở đã ghi nhận những đóng góp của HĐQT nhà trường, trong tình hình dịch bệnh, kinh tế khó khăn nhưng vẫn đảm bảo kinh phí cho các hoạt động giáo dục của nhà trường; qua đó hi vọng Trường Tiểu học, THCS và THPT Victory sẽ tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, phát triển bền vững, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ giáo dục, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, Th.S Nguyễn Hoa Nam trân trọng cảm ơn sự tín nhiệm, quan tâm của Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng quản trị, cùng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường. Đồng thời, Th.S Nguyễn Hoa Nam bày tỏ niềm vinh dự, tự hào, xác định rõ nhiêm vụ của bản thân, nỗ lực nâng cao bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, giữ vững phẩm chất đạo đức, phấn đấu làm việc và cống hiến hết mình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của Trường Tiểu học, THCS và THPT Victory nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, Th.S Nguyễn Hoa Nam trân trọng cảm ơn sự tín nhiệm, quan tâm của Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng quản trị, cùng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường. Đồng thời, Th.S Nguyễn Hoa Nam bày tỏ niềm vinh dự, tự hào, xác định rõ nhiêm vụ của bản thân, nỗ lực nâng cao bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, giữ vững phẩm chất đạo đức, phấn đấu làm việc và cống hiến hết mình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của Trường Tiểu học, THCS và THPT Victory nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung.
Hi vọng rằng, dưới sự lãnh đạo của Th.S Nguyễn Hoa Nam, Trường Tiểu học, THCS và THPT Victory sẽ ngày càng phát triển vững mạnh và đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo, Khoa học kĩ thuật.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 xét tuyển bổ sung năm 2023
Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) xét tuyển bổ sung năm 2023
Học viện Quản lý giáo dục xét tuyển bổ sung năm 2023
Trường Đại học Luật xét tuyển bổ sung năm 2023
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội xét tuyển bổ sung
Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM xét tuyển bổ sung
Học viện Ngân hàng xét tuyển bổ sung
Đại học Huế xét tuyển bổ sung đợt 1 hệ đại học chính quy năm 2023