Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc là ngôi trường có nguồn gốc từ trường Sơ cấp Văn hóa Nghệ thuật khu tự trị Việt Bắc, thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch. Với hơn 55 năm lịch sử, trường đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc khu vực Đông Bắc và cả nước. Tập thể cán bộ, giáo viên đã nỗ lực đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn để xây dựng và phát triển trường thành trung tâm đào tạo văn hóa, nghệ thuật và du lịch trọng điểm của khu vực.
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc là ngôi trường có nguồn gốc từ trường Sơ cấp Văn hóa Nghệ thuật khu tự trị Việt Bắc, thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch. Với hơn 55 năm lịch sử, trường đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc khu vực Đông Bắc và cả nước. Tập thể cán bộ, giáo viên đã nỗ lực đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn để xây dựng và phát triển trường thành trung tâm đào tạo văn hóa, nghệ thuật và du lịch trọng điểm của khu vực.
Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Tây Bắc được thành lập ngày 17 tháng 12 năm 1965 trên cơ sở tiền thân là trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật của khu tự trị Tây Bắc tại Sơn La. Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Tây Bắc đóng góp vào sự phát triển của khu vực Tây Bắc và đất nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực văn hoá nghệ thuật và du lịch chất lượng cao; nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; bảo lưu và phát triển những giá trị văn hoá của các dân tộc trong khu vực, đáp ứng yêu cầu của xã hội, đạt chuẩn quốc gia và quốc tế.
Là trường Văn hóa nghệ thuật trọng điểm của vùng Tây Bắc, có bề dày về kinh nghiệm dạy và học, trường CĐ Văn hóa - Nghệ thuật Tây Bắc có sứ mệnh cung cấp những cán bộ văn hóa, những nghệ sĩ, diễn viên tốt nhất cho các đơn vị nghệ thuật và các địa phương trong khu vực, tổ chức hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, chỉnh lý các chương trình, giáo trình để phù hợp với những đặc thù riêng trong hoạt động đào tạo chuyên môn nghệ thuật của một trường dân tộc miền núi Tây Bắc nói riêng và các trường trong cả nước nói chung.
Với tầm nhìn muốn trở thành Trường Đại học Văn hoá nghệ thuật Tây Bắc, là trung tâm đào tạo và nghiên cứu có uy tín trong nước và khu vực, hướng tới hội nhập quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật và du lịch. Phát triển theo hướng nghiên cứu, sưu tầm, bảo lưu và phát huy các giá trị văn hoá của các dân tộc khu vực Tây Bắc; kết hợp đào tạo với giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Tây Bắc đang ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng của sinh viên, cơ sở vật chất - kĩ thuật.
Thông tin liên hệ: Địa chỉ: Phường Thịnh Lang, Tp.Hòa Bình, Hòa Bình
Là hãng hàng không thường xuyên được đánh giá tốt hàng đầu thế giới, Singapore Airlines có quy trình đào tạo tiếp viên hàng không rất khắt khe tại trung tâm riêng.
Tổ bay của Singapore Airlines được đánh giá là "đội ngũ cabin tuyệt nhất thế giới" năm 2022 bởi trang Skytrax. Để được phục vụ trên chuyến bay thực tế, họ phải trải qua chương trình đào tạo kéo dài đến 4 tháng - khóa đào tạo tiếp viên hàng không dài nhất thế giới.
Hãng bay có trung tâm được xây dựng chuyên biệt cho việc đào tạo. Sau khi trải qua các vòng tuyển chọn, các ứng viên sẽ đến đây để tập luyện. Nơi này có nhiều mô hình cabin của các máy bay khác nhau, cũng như cầu trượt, xuồng hơi và các thiết bị an toàn khác. Các tiếp viên hiện tại cũng sẽ đến trung tâm này hàng năm để được đào tạo nâng cao, một yêu cầu để được bay hợp pháp, cũng như cập nhật kỹ năng và kiến thức.
Phòng đầu tiên có các thang trượt cứu hộ khổng lồ, chúng bung ra từ cửa trong trường hợp khẩn cấp như có hỏa hoạn hoặc sau khi hạ cánh va đập. Thang đầu tiên mô phỏng loại sử dụng trên Boeing 777, và thang sau mô phỏng loại dùng trên Airbus A380.
Một lớp nhân viên tập sự sẽ thực hành việc trượt xuống thang, trong đó yêu cầu phải đưa tay ra trước, giữ chân thẳng và tư thế ngồi. Vì sẽ là ví dụ để hành khách làm theo, họ cần tự tin và không chần chừ. Một thành viên trong lớp đứng ở cuối thang và có đệm trên mặt đất để tránh học viên bị thương. Thang cũng có lưới chắn hai bên để đảm bảo an toàn, nhưng lưới này không có ở thang trên máy bay thật.
Số lượng nam và nữ trong lớp gần như tương đương. Khoảng 40% tiếp viên hàng không của hãng là nam giới.
Ngoài việc trượt xuống thang, các tiếp viên còn cần học cách vận hành cửa thoát hiểm. Giám đốc trung tâm kiêm quản lý đào tạo, Celine Kwah, vận hành thử một cánh cửa theo mẫu trên Boeing 787 với đầy đủ chức năng như khóa, mở khóa, mở và đóng.
Các học viên sẽ thực hành sử dụng cửa và mở thang trượt, được mô phỏng trên màn hình khi cửa mở thay vì một thang thật.
Mô hình nhà vệ sinh cũng được lắp đặt để đào tạo cho tình huống hành khách hút thuốc trong đây.
Theo bà Kwah, trong tình huống khẩn cấp cần di tản, các tiếp viên hàng không sẽ cần hét to các chỉ dẫn như "bỏ hành lý lại" và "tháo giày cao gót".
Trong đây cũng có mô hình để diễn tập di tản khu vực nghỉ của tổ bay. Đó là các phòng bí mật có giường tầng và không gian riêng cho các tiếp viên, thường nằm ở cabin hành khách và được tiếp cận qua cầu thang hoặc cửa.
Xuồng hơi cũng là một thiết bị sinh tồn quan trọng trong các trường hợp hạ cánh dưới nước. Tiếp viên sẽ học cách sử dụng hai loại xuồng, gồm loại màu vàng được bung ra từ cánh, hoặc loại xuồng cửa như trên máy bay Boeing 777.
Phòng đầu tiên mới chỉ là một phần của khu đào tạo. Cuối hành lang có một bể bơi khổng lồ, với điểm sâu nhất khoảng 3 m và có thể tạo sóng lớn mô phỏng tình huống.
Một máy bay mô hình được lắp đặt ở bể bơi, các học viên được yêu cầu nhảy xuống và bơi sang phía bên kia bể. Điều này thể hiện kỹ năng bơi lội và khả năng đối mặt với độ cao của họ.
Trong quá trình diễn tập, tất cả học viên sẽ mặc đồng phục tiếp viên và đeo phao. Chiếc váy dài của các nữ tiếp viên, sarong kebaya, nhìn có vẻ khó xoay xở khi bơi, nhưng thực tế được thiết kế để có thể gấp lên thành váy ngắn để giúp di chuyển thuận tiện hơn.
Bà Kwah cho biết ban đầu một số sợ việc nhảy xuống, nhưng hầu hết đã hoàn thành bài tập. "Khả năng chống chịu và sức bền" được xem là yếu tố tạo nên một tổ bay tốt. Việc không hoàn thành bài tập này có thể khiến học viên bị loại.
Bơi chỉ là một phần của hoạt động trong tình huống di tản trên mặt nước. Các học viên còn cần phải biết sẽ làm gì khi ở trong máy bay, như việc vận hành cửa và chỉ dẫn. Đồng thời, trong máy bay sẽ có các hình nộm với kích cỡ bằng người thật để họ có thể thực hành việc dìu một người trưởng thành khi bơi.
Trong khi việc đào tạo tập trung vào đảm bảo an toàn, hãng cũng yêu cầu tiếp viên hàng không duy trì tiêu chuẩn cao về dịch vụ khách hàng, phong thái và ngoại hình, gồm các yêu cầu về tóc, móng tay và trang điểm. Khu đào tạo có nhiều phòng được dùng để huấn luyện dịch vụ khách hàng, với mô hình của các cabin như hạng phổ thông, phổ thông cao cấp, hạng thương gia và hạng nhất.
Các học viên sẽ học cách sử dụng từng loại ghế, cách trình bày món ăn, chỗ đặt muối và tiêu trên khay, hay cách đưa một chai rượu ra mời hành khách. Họ cũng thực hành cách thông báo và giao tiếp với khách hàng. Để mô phỏng chuyến bay thật, các học viên sẽ lần lượt đóng vai tiếp viên và khách hàng.
Các tiếp viên sẽ bắt đầu từ các dịch vụ cơ bản. Khi có kinh nghiệm hơn, họ sẽ được đào tạo về hạng thương gia và hạng nhất. Các hạng ghế này đòi hỏi kỹ năng đặc biệt, như việc mở giường đôi cho phòng suite.
Màu sắc đồng phục của các tiếp viên thể hiện mức độ kinh nghiệm của họ. Váy xanh da trời - hoặc cà vạt với tiếp viên nam - là các tiếp viên thông thường. Màu xanh lá cây là các tiếp viên cấp cao hơn, màu đỏ là của tiếp viên trưởng, và tím là của quản lý chuyến bay.
Dù có quy định khắt khe và quá trình đào tạo nghiêm ngặt, lượng người mong muốn trở thành tiếp viên hàng không của Singapore Airlines ngày càng cao. Theo hãng, họ nhận được hàng nghìn đơn ứng tuyển trong nửa đầu năm 2022 - cao gấp 3-4 lần so với trước đại dịch.
Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.
Singapore Airlines Tiếp viên hàng không Đào tạo Singapore
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếp viên hàng không (hoặc chiêu đãi viên hàng không) là những người thuộc phi hành đoàn trên các chuyến bay thương mại của các hãng hàng không.[1] Họ là những người đảm trách các công tác phục vụ hành khách trên các chuyến bay thương mại.[2] Nhiệm vụ hàng đầu là hướng dẫn và theo dõi công tác an toàn cho hành khách trong suốt chuyến bay, cung cấp các dịch vụ khác như: ăn uống, báo chí, và hỗ trợ các hành khách cần chăm sóc đặc biệt như trẻ em, phụ nữ có thai, người tàn tật, người già.
Theo quy định của hiệp hội hàng không thế giới, số tiếp viên tối thiểu trên một chuyến bay chở khách phải bằng một nửa số cửa trong khoang khách và phải lớn hơn tổng số khách chia cho 36. Để trở thành tiếp viên, người ta phải được đào tạo qua các lớp học chuyên về hàng không, nơi đó họ sẽ được đào tạo và huyến luyện các nghiệp vụ thích hợp. Ngoại ngữ là một yêu cầu bắt buộc biết tiếng Anh. Các tiếp viên trong các chuyến bay quốc tế ngoài tiếng Anh ra còn thông thạo một ngôn ngữ khác như: tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Ả Rập... tùy theo tuyến bay. Đối với một số hãng hàng không, trên một chuyến bay quốc tế thường đội tiếp viên có nhiều quốc tịch khac nhau. Riêng hàng không Việt Nam chỉ có tuyến đường Nhật và Hàn Quốc thì có tiếp viên hai nước đó mà thôi, còn các chuyến bay quốc tế khác đều do tiếp viên Việt Nam đảm trách.