Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy – Trung tâm Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy – Trung tâm Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Loại vacxin này nhằm tạo xây dựng miễn dịch cho trẻ em dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ để phòng các chứng bệnh gây ra bởi phế cầu như: viêm tai giữa, viêm màng não, viêm phổi và máu nhiễm khuẩn.
Vacxin ngừa phế cầu khuẩn được sử dụng hiện nay
Hiện nay, vacxin được sử dụng là vacxin Synflorix, được tiêm chủng theo lịch trình như sau:
Mũi 2: Cách 1 tháng sau mũi tiêm đầu.
Mũi 4: Sau 6 tháng kể từ mũi 3.
Nếu như bé không được tiến hành tiêm chủng vào lúc 2 tháng tuổi thì bé được áp dụng một lịch tiêm khác, cụ thể như sau:
Mũi 1: Tiêm chủng khi trẻ được 7 - 11 tháng tuổi.
Trẻ từ 12 - 23 tháng (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó) áp dụng theo lịch tiêm như sau:
Trẻ từ 24 tháng - 5 tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó), thực hiện tiên như sau:
Virus viêm não mô cầu lây truyền từ người qua người thông qua con đường hô hấp hoặc tiếp xúc trên da hay đồ dùng sinh hoạt bởi vậy nên căn bệnh viêm màng não gây ra bởi não mô cầu rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch bệnh. Tại các môi trường tập trung đông người như khu tập thể, trường học, cắm trại,... nguy cơ lây truyền bệnh là rất cao.
Hơn thế nữa, viêm màng não do não mô cầu có thể tiến triển nhanh, trở nặng và dẫn đến nguy cơ tử vong chỉ trong vòng 24 giờ. Hiện nay, biện pháp tốt nhất để phòng tránh căn bệnh này vẫn là tiêm vacxin ngừa não mô cầu cho trẻ dưới 1 tuổi.
Nếu như trẻ sống trong môi trường tập thể hoặc vùng dịch thì cần được tiêm vacxin ngừa viêm não mô cầu B+C khi được 3 tháng tuổi.
Đây là một căn bệnh nguy hiểm gây nên bởi virus cấp tính khiến hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, có nguy cơ tử vong và để lại di chứng cao ở người bệnh. Những di chứng bé có thể gặp phải như bại liệt, trí tuệ chậm phát triển, mất đi khả năng nói chuyện hoặc nói ngọng, chức năng vận động bị rối loạn.
Bệnh viêm não Nhật Bản có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên trẻ trong độ tuổi từ 2 - 6 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao nhất. Hiện nay, bệnh chưa có thuốc để đặc trị nhưng có thể phòng tránh nó bằng cách tiêm vacxin ngừa viêm não Nhật Bản với lịch tiêm chủng như sau:
Mũi 1: Áp dụng cho trẻ trên 12 tháng tuổi.
Mũi 2: 1 - 2 tuần sau mũi tiêm đầu.
Mũi 3: 1 năm sau mũi tiêm thứ 2.
Sau 3 năm kể từ mũi thứ 3, bé cần tiêm liều nhắc lại để duy trì hệ miễn dịch.
Bộ Y tế đã ra thông tư về 10 loại vacxin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh đến 5 tuổi bao gồm:
Vaccine viêm gan B nằm trong các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh bắt buộc trong 24 giờ. Theo các chuyên gia y tế, đây là cách tốt nhất để phòng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con. Nếu tiêm mũi 1 đúng thời gian quy định (tức trong 24 giờ), vaccin sẽ phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Nếu không tiêm trong 24 giờ, hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần và không còn hiệu quả nếu tiêm sau 7 ngày.
Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng vacxin bệnh lao BCG để tiêm phòng cho trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu trẻ sinh ra bình thường, sức khỏe ổn định thì nên tiêm ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn bạch hầu gây ra. Để phòng bệnh hiệu quả cho bé, bố mẹ cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) hoặc vắc xin DPT - VGB - Hib cho trẻ dưới 1 tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại DPT cho trẻ từ 18 tháng.
Để phòng bệnh ho gà, bố mẹ nên tiêm phòng cho trẻ vaccine 5 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) cho trẻ 2-3-4 tháng tuổi. Tiêm nhắc vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván khi trẻ được 18 tháng tuổi.
Trẻ em dưới 1 tuổi sẽ được tiêm vắc xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib. Việc này không chỉ giúp phòng uốn ván ở trẻ mà còn tạo nên miễn dịch rộng rãi cho mọi người.
Vaccine phòng bệnh bại liệt bao gồm 2 loại: giảm động lực đường uống (OPV) và bát hoạt đường tiêm (IPV). Cả 2 loại vacxin này đều đang được triển khai cho trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên vacxin đường tiêm đang thay dần cho đường uống.
Bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B (Hib)
Viêm phổi và viêm màng não là 2 bệnh phổ biến nhất do vi khuẩn Hib gây ra. Những bệnh này có thể chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin Hib. Theo đó, tiêm chủng đầy đủ 3 liều vắc xin Hib theo đúng lịch sẽ giảm được nguy cơ bệnh Hib lên đến hơn 90%.
Sởi rất dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… dễ gây thành dịch và trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Vì thế, bố mẹ nên tiêm phòng vaccxin cho trẻ.
Vaccine viêm não Nhật bản B được tiêm phòng cho trẻ 1 tuổi. Ngoài ra, để phòng viêm não Nhật Bản cũng như phòng tránh một số bệnh thường gặp trong mùa hè, bố mẹ cần chú ý ăn uống hợp vệ sinh, nâng cao thể trạng, nằm màn tránh muỗi đốt...
Vaccine Rubella cũng nằm trong lịch tiêm chủng thường xuyên dành cho trẻ nhỏ. Theo đó, bé sẽ được tiêm vắc xin sởi – rubella lúc đủ 18 tháng.
Để biết được thứ tự các mũi tiêm, thời gian tiêm lần đầu và nhắc lại, bố mẹ vui lòng xem lịch tiêm phòng cho trẻ đã đề cập tại mục 2.
Bố mẹ cần chú ý các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bắt buộc để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm cho bé
Đây là năm loại bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ mà bố mẹ cần chú ý đến Bởi sau 2 tháng đầu thì hệ miễn dịch mà trẻ được hưởng từ mẹ giảm dần đi, tạo cơ hội cho những căn bệnh đó tấn công cơ thể bé.
Trẻ cần được tiêm vacxin ngừa bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - các bệnh do khuẩn Hib
Hiện nay, bé có thể được tiêm vacxin Pentaxim 5 trong 1 giúp phòng ngừa các bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - Hib (các chứng bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi Haemophilus Influenzae type B); ngoài ra còn có Hexaxim hoặc Infanrix tại các cơ sở cung cấp dịch vụ tiêm chủng uy tín.
Ở một số khác, trẻ có thể được tiêm chủng theo Chương trình tiêm chủng mở rộng thì bé sẽ được tiêm vacxin Quinvaxem 5 trong 1. Lúc này, bé cần được bổ sung thêm vacxin ngừa bại liệt bởi trong vacxin Quinvaxem không chứa thành phần chống bại liệt.
Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh 2021 của vacxin 5 trong 1, gồm 3 mũi trong đó:
Mũi 1: được tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi.
Mũi 2: tiêm sau mũi 1 - 1 tháng.
Mũi 3: tiêm sau mũi 2 - 1 tháng.
Mũi tiêm nhắc lại được thực hiện khi trẻ được 18 tháng tuổi.
Từ năm 2019, lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế có một số thay đổi so với trước đây:
- Thay thế vacxin Quinvaxem (Hàn Quốc) bằng vacxin ComBe Five (Ấn Độ) trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Đây là loại vacxin phối hợp 5 trong 1 bao gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên virus viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Hib.
- Triển khai vacxin bại liệt theo đường tiêm (IPV) thay cho đường uống (OPV). Vacxin bại liệt tiêm IPV được hỗ trợ bởi Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) do hãng Sanofi, Pháp sản xuất. Loại vacxin này đã đạt chứng nhận tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới, được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.
- Vắc xin phối hợp Sởi - Rubella do Việt Nam tự sản xuất được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18 tháng tuổi.
Tiêm vaccine đúng và đủ theo lịch giúp bảo vệ bé trước nhiều bệnh nguy hiểm