Du Lịch Miền Tây Thông Tin Du Lịch Miền Tây Khu du lịch Sinh Thái Ven Đô – Long Xuyên – An Giang
Du Lịch Miền Tây Thông Tin Du Lịch Miền Tây Khu du lịch Sinh Thái Ven Đô – Long Xuyên – An Giang
Đến với Ven Đô, du khách sẽ được đắm mình trong không gian xanh mát, trong lành với những hàng cây xanh rợp bóng, những hồ nước trong xanh và những thảm cỏ trải dài. Không khí ở đây luôn thoáng đãng, dễ chịu, mang đến cảm giác thư thái, sảng khoái cho du khách.
Khung cảnh đậm chất Miền Tây sông nước
Mỗi góc nhỏ tại Ven Đô đều là một phông nền hoàn hảo cho những bức ảnh sống ảo triệu like. Từ những chiếc cầu gỗ thơ mộng, đến những con đường rực rỡ sắc hoa, tất cả sẽ tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ và lung linh trong bộ ảnh của bạn.
Phông nền hoàn hảo cho những bức ảnh sống ảo
Ven Đô cung cấp nhiều hoạt động vui chơi giải trí đa dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi. Du khách có thể tham gia các trò chơi vận động như chèo thuyền, đạp xe đạp nước, câu cá, đi cầu khỉ, vượt chướng ngại vật… hoặc thư giãn với các hoạt động như tắm hồ bơi, đi dạo trong vườn cây…
Đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức các món ngon đặc sản Miền Tây sông nước, từ cá lóc nướng trui, gỏi sầu đâu đến lẩu mắm đậm đà hương vị. Đặc biệt, món Tép Nhảy – một món ăn độc đáo và lạ miệng với tép tươi sống được chế biến ngay tại chỗ, sẽ là một trải nghiệm ẩm thực không thể nào quên.
Phục vụ nhiều món ngon đặc sản Miền Tây
Cùng bạn bè và người thân cắm trại, dựng lều, ngắm hoàng hôn buông xuống lãng mạn; tận hưởng không gian yên tĩnh và những làn gió mát mang hương phù sa xua tan mọi ưu phiền. Đêm về tổ chức bữa tiệc nướng BBQ ấm cúng giữa thiên nhiên, nướng thịt thơm lừng, chia sẻ những câu chuyện vui vẻ và ngắm nhìn bầu trời sao lung linh sẽ là những kỷ niệm tuyệt đẹp.
Với không gian rộng lớn, cảnh quan tuyệt đẹp và hệ thống dịch vụ chuyên nghiệp, Ven Đô còn là lựa chọn hoàn hảo để tổ chức các sự kiện như teambuilding, họp mặt, sinh nhật…
Khu du lịch sinh thái Ven Đô là một điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến Long Xuyên, An Giang. Với không gian xanh mát, hoạt động vui chơi đa dạng, Ven Đô sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ.
Nếu bạn có dịp đến Long Xuyên, đừng quên ghé thăm khu du lịch sinh thái Ven Đô để tận hưởng những giây phút thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên và khám phá những điều thú vị nhé!
Đối với các định nghĩa khác, xem
Khu du lịch sinh thái Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép từ năm 2014. Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của Trái Đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm. Danh thắng này là nơi bảo tồn và chứa đựng nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi, các di chỉ khảo cổ học và di tích lịch sử văn hóa.[1] Hệ thống núi đá, sông suối, rừng và hang động ở Tràng An rất hiểm trở nên được Vua Đinh Tiên Hoàng chọn làm thành Nam bảo vệ kinh đô Hoa Lư ở thế kỷ X và sau đó Nhà Trần sử dụng làm hành cung Vũ Lâm trong kháng chiến Nguyên Mông. Hiện nay nơi đây còn nhiều di tích lịch sử thời Đinh và thời Trần.
Liên khu danh thắng Tràng An – Tam Cốc - Bích Động – cố đô Hoa Lư – rừng đặc dụng Hoa Lư hiện được quy hoạch chung vào Quần thể danh thắng Tràng An, trở thành di sản thế giới kép đầu tiên ở Việt Nam với những giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hóa và kiến tạo địa chất và cũng là địa danh được đầu tư để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế.[2][3][4]
Trung tâm bến thuyền Tràng An nằm cách cố đô Hoa Lư 3 km về hướng Nam, cách thành phố Hoa Lư 7 km theo hướng Tây dọc đại lộ Tràng An, cách thành phố Tam Điệp 16 km theo hướng Bắc qua Tam Cốc, cách Hà Nội 96 km theo hướng Nam. Vùng lõi di sản Tràng An - Tam Cốc có diện tích hơn 6.172 ha, là vùng bảo vệ đặc biệt của danh thắng. Vùng bảo vệ đặc biệt này nằm trọn trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư, thuộc quy hoạch bảo tồn cố đô Hoa Lư và cũng thuộc quy hoạch quần thể di sản thế giới Tràng An với diện tích 12.252 ha.[5]
Trong quần thể danh thắng Tràng An, trung tâm cố đô Hoa Lư ở vị trí phía Bắc, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động ở vị trí phía Nam còn khu du lịch sinh thái Tràng An thì ở vị trí trung tâm. 3 khu vực này được liên kết với nhau bằng khu rừng đặc dụng Hoa Lư trên núi đá vôi và hệ thống sông, hồ, đầm. Ngoài ra, khu du lịch này còn rất gần các địa điểm hút khách du lịch khác như Hang Múa, đầm Vân Long...
Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Nơi đây có tới 31 hồ, đầm nước được nối thông bởi 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài 2 km như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây... Mỗi hang một vẻ đặc trưng như tên gọi, các hang có nhiều nhũ đá biến đổi, nước chảy ra từ trần hang làm không khí trong hang mát lạnh. Hang Tối có lòng hang rộng hẹp biến đổi bất ngờ. Hang Sáng long lanh với những nhũ đá óng ánh kỳ lạ. Hang Nấu Rượu và hang Cơm với truyền thuyết ông khổng lồ nấu rượu ở đây, mang rượu và cơm ra núi ngồi ăn. Trong hang có mạch nước ngầm sâu hơn 10 m. Tương truyền, các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến vua, khi nạo vét lòng hang các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều bình gốm, hũ, vại và các dụng cụ để nấu rượu[6]. Vòng qua hang núi Cơm, sang hang Vồng, ở đây có cây si cổ thụ rễ chùm cả miệng hang. Từ đây sang hang Láng, hang Ao Trai, giữa hang Ao Trai, lòng hang phình ra khoảng 30m. Hang động Tràng An có những nét đặc trưng nổi bật của một khu di sản với bốn loại hang động chính: Hang ngầm cổ, hang nền Kát cổ, hang mái đá và hang hàm ếch[7].
Trong quần thể danh thắng Tràng An có nhiều hang động được công nhận là di tích khảo cổ học, chúng đang được các nhà khoa học Anh tiến hành nghiên cứu như:
Không giống như ở Tam Cốc là hình thức du thuyền trên sông và Vân Long là du ngoạn đầm sinh thái rộng lớn, Tràng An có thể tạo thành nhiều hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải quay ngược lại. Quần thể hang động này được ví như một trận đồ bát quái. Các dãy núi, hồ nước và hang động tạo thành một thế trận liên hoàn. Mỗi hồ là một bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi và hồ nước. Mây trời, non xanh, nước biếc hòa quyện với nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện. Điều diệu kỳ ở Tràng An là các hồ được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn khác nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên khu đất với rừng cây mọc thành đảo. Xa xa trên triền núi, dưới tán cây rừng lúp xúp là những đàn dê núi leo trèo trên các tảng đá chênh vênh.[8]
Khu vực Tràng An có 2 dạng hệ sinh thái chính là hệ sinh thái trên núi đá vôi và hệ sinh thái thủy vực. Sự đa dạng sinh vật của các quần xã là một yếu tố chủ yếu cấu thành 2 hệ sinh thái này. Môi trường thiên nhiên đa dạng và hài hoà giữa sinh vật, núi rừng, hang động, thủy vực toát lên cảnh sắc non xanh nước biếc hoà quyện với nhau thành một vùng kỳ vĩ hiếm có trên thế giới.
Tràng An thuộc khu rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư (rừng đặc dụng Hoa Lư) được thành lập ngày 19/05/1995. Thảm thực vật tự nhiên ở Hoa Lư là rừng trên núi đá vôi và rừng thường xanh trên đất thấp ở các thung lũng đan xen giữa các vùng đá vôi. Theo kết quả điều tra của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (FIPI) và Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình, Hệ sinh thái trên cạn Tràng An với hơn 600 loài thực vật, 200 loài động vật mà trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Hệ sinh thái dưới nước bao gồm khoảng 30 loài động vật nổi, 40 loài động vật đáy, trong đó có nhiều loài quý hiếm, đặc biệt là Rùa cổ sọc cần được bảo vệ.[9] Tràng An có chừng hơn 310 loại thực vật bậc cao quý hiếm như Tuế đá vôi, sưa, lát, nghiến, phong lan, hoài sơn, kim ngân, bách bộ, rau sắng, v.v. Tràng An có nhiều loài chim thú quý hiếm như sơn dương, báo gấm, chim phượng hoàng.[10]
Khu vực Tràng An được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi hình cánh cung giữa vùng chiêm trũng ngập nước đã trải qua thời gian dài biến đổi địa chất tạo thành. Các nhà địa chất khẳng định khu Tràng An xưa là một vùng biển cổ, qua quá trình vận động địa chất mà kiến tạo nên. Những khe nứt sinh ra do sự vận động đó dần dần hình thành các dòng chảy trong hang động đá vôi.[11] Khu sinh thái hang động Tràng An như một "bảo tàng địa chất ngoài trời".[12].
Tràng An có hệ thống núi đá vôi và hang động tự nhiên hết sức đa dạng, có tuổi từ 32 triệu năm đến 6.000 năm. Dưới chân các núi đá vôi, nhiều nơi còn có các hàm ếch, là dấu tích của biển.[13] Chính vì vậy vùng núi đá vôi Hoa Lư – Ninh Bình được gọi là "Hạ Long trên cạn". Dưới con mắt các nhà khoa học tự nhiên, khu vực này mang giá trị của một "Hạ Long cạn", cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nghiên cứu cho thấy, vỏ Trái Đất khu vực Tràng An – Tam Cốc có lịch sử phát triển địa chất từ 245 triệu năm đến nay gồm 6 hệ tầng tuổi Trias và hệ tầng Đệ Tứ. Khối karst cổ Tràng An – Tam Cốc mang đặc điểm nhiệt đới điển hình: những dãy núi đá hoặc khối đá vôi sót cao 150 - 200m có đỉnh dạng tháp, vòm, chuông và sườn vách dốc đứng. Phần rìa khối là các thung lũng bằng phẳng dễ úng ngập vào mùa mưa. Đặc điểm này tạo cảnh quan nhiều dãy núi đá vôi thấp trùng điệp bao quanh các thung lũng là những hồ nước nối tiếp nhau, vừa hùng vĩ vừa nên thơ. Trong hệ thống hang động karst đặc sắc nhất là loại "hang sông" nằm ngang xuyên qua lòng các dãy núi lớn, ngập nước thường xuyên. Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thống kê, riêng khu Tràng An có 50 hang nước và 50 hang khô tập trung thành cụm với cấu tạo theo tầng lớp và liên hoàn do dấu vết thời kỳ biển tiến, biển thoái nên nước xâm thực, liên thông các hang động với nhau.[14] Ở đây là các thung được nối liền với nhau bởi các hang động xuyên thủy. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi khác.[15]
Theo nhiều nhà nghiên cứu về tự nhiên, đặc trưng tiêu biểu nhất của địa chất địa mạo ở Tràng An là số lượng hang động rất phong phú, đa dạng về hình thái, chủng loại, tạo thành từng cụm, thạch nhũ đa dạng, kết cấu tầng lớp liên hoàn; có hang động xuyên thủy, hang động thông và hang ngầm. Là karst nhiệt đới điển hình trải qua những giai đoạn tiến hoá lâu dài còn được thể hiện khá rõ trên địa hình và trầm tích, có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu khí hậu và sự tiến hoá địa hình, ghi dấu ấn của các thời kỳ nước biển dâng trong kỷ đệ tứ liên quan đến các đợt gian băng và khí hậu nóng lên; nghiên cứu sự thích nghi của con người trong thời kỳ biển tiến, biển lùi và sự biến đổi của môi trường khí hậu về thời kỳ này.
Năm 2012, các nhà địa chất đã phát hiện được 64 hang và mái đá trong vùng lõi Tràng An. Qua điều tra, thám sát cho thấy, các di tích khảo cổ hang động tiền sử là nét nổi bật nhất trong vùng lõi của khu di sản này. Cộng đồng dân cư tiền sử Tràng An định cư trong các hang động hoặc mái đá, phân bố tập trung trong thung lũng đầm lầy núi đá vôi, chịu sự tác động to lớn của biến đổi cảnh quan môi trường do các đợt biển tiến, biển thoái. Cư dân tiền sử nơi đây là những người tiếp cận và khai thác biển đầu tiên ở Việt Nam, sáng tạo ra tổ hợp công cụ lao động bằng đá vôi, duy trì lâu dài kỹ nghệ ghè đẽo, sớm nảy sinh kỹ thuật cưa, mài; chế tạo và sử dụng phổ biến đồ gốm. Các chứng tích văn hoá khảo cổ tiền sử ở Tràng An phong phú và đa dạng, là nguồn sử liệu vật thật minh chứng cho sự biến đổi đặc biệt về kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng dân cư nơi đây dưới sự tác động thay đổi môi trường núi đá vôi, biến động của khí hậu cổ, của mực nước biển vùng nhiệt đới gió mùa. Đây là các chứng tích điển hình nhất cho cho loại hình cư trú liên tục trong hang động trước, trong và sau biển tiến. Đặc trưng của người Việt cổ ở Tràng An là truyền thống khai thác và sử dụng nhuyễn thể biển và trên cạn, truyền thống săn bắt đa tạp, theo phổ rộng, săn bắt nhiều loài, mỗi loài vật một ít và không dẫn đến huỷ diệt bày đàn động vật đó. Truyền thống chế tác và sử dụng công cụ đá vôi, sự nảy sinh kỹ thuật mài, cưa và kỹ thuật làm đồ gốm và trồng trọt trong thung lũng đầy lầy là nét riêng độc đáo, làm nên giá trị nổi bật toàn cầu của quần thể các di tích khảo cổ ở nơi đây. Có thể nghĩ rằng, hệ thống các di tích khảo cổ tiền sử Tràng An còn chứa đựng sự độc bản hoặc chí ít là chứng cứ đặc biệt về truyền thống văn hoá hoặc nền văn minh hiện còn tồn tại hoặc đã mất của nhân loại.[16]
Tràng An gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất cố đô Hoa Lư.[17] Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Kinh đô Hoa Lư gồm 3 vòng thành liền nhau: thành Đông, thành Tây và thành Nam. Thành Đông nằm ở phía đông, giáp với vùng đồng bằng, là nơi bố trí cung điện nên được gọi là thành ngoại; thành Tây nằm ở bên trong giáp với vùng núi non, là nơi ở của quan lại và khu vực hậu cần nên được gọi là thành nội. Thành Nam rộng hơn, là vùng núi cao hiểm trở để phòng thủ, che chở kinh thành hiện được gọi là Tràng An. Với đặc thù địa hình như vậy, kinh đô Hoa Lư được ví như kinh đô đá với đặc điểm: núi là thành, sông là đường, hang động là cung điện.[18]
Tương truyền, Vua Đinh Tiên Hoàng muốn khẳng định kinh đô Hoa Lư cũng bề thế như kinh đô Tràng An của phương Bắc nên sai Nguyễn Bặc thể hiện câu đối "Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo - Hoa Lư đô thị Hán Tràng An"[19]. Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An, Đại La thành Thăng Long. Danh xưng Tràng An chính thức gắn với cố đô Hoa Lư – Ninh Bình.[20] Hiện nay, Tràng An thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của cố đô Hoa Lư theo quyết định số 82 /2003/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ Việt Nam. Khu vực này đã được UNESCO công nhận là vùng lõi của di sản thiên nhiên văn hóa thế giới Tràng An.[21]
Việc phát lộ ra hệ thống hang động Tràng An trong lòng đất đã dần hé mở ra quyết định lập đô của vua Đinh Tiên Hoàng tại Hoa Lư vào thời kỳ đầu của một Nhà nước phong kiến tập quyền. Đó cũng là một căn cứ quan trọng để nhà vua khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc dựa trên cơ sở sức mạnh của dân tộc. Điều này thể hiện bởi sự tận dụng triệt để những ưu thế của thiên nhiên, biến các dãy núi đá vôi làm thành quách để giảm sức người và của. Địa hình Tràng An là cái gạch nối giữa Hoa Lư và Thăng Long, làm cho nhân dân Việt Nam có sự hồi tưởng lại những diễn biến lịch sử đã diễn ra ở kinh thành Hoa Lư và sự nối tiếp ở kinh thành Thăng Long cho đến Hà Nội sau đó.
Khi nạo vét ở các hang động, các nhà khoa học phát hiện được nhiều di tích từ thế kỷ thứ X. Có khu vực với rất nhiều phế tích quan trọng khẳng định đó cũng là nơi sinh hoạt của các phân quyền ngày xưa ở thế kỷ thứ XIV, Nhà Trần như nồi gốm, các bát đĩa cổ. Các phế tích này rất giống với các phế tích tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long. Tràng An đồng thời cũng là kinh đô kháng chiến chống Nguyên Mông của triều đại Nhà Trần.[22]
Thành Nam Tràng An là hệ thống phòng thủ phía Nam của kinh thành Hoa Lư nên nơi đây còn nhiều đền phủ, dấu tích của các quan lại triều Đinh và Nhà Trần sau này. Tại đây còn khá nhiều di tích lịch sử nằm sâu trong rừng mà du khách sẽ gặp trên chặng đường hành hương tiêu biểu như:
Đền Trình là nơi thờ 4 công thần Nhà Đinh là 2 vị Tả Thanh Trù và 2 vị Hữu Thanh Trù. Đương triều họ là Giám sát Đại tướng quân cai quản kho vàng, két bạc của vua. Tương truyền, khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, triều đình rối ren, họ đã mang giấu Đinh Toàn tại đây để tránh sự truy bắt của Lê Hoàn. Khi Thái hậu Dương Vân Nga trao mũ áo long bào nhường ngôi vua cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, các ông đã không khuất phục và tuẫn tiết tại khu vực này, nhân dân đã xây dựng ngôi Phủ bên sườn núi để thờ các ông.
Đền Tứ Trụ nằm cạnh đền Trình, là di tích thờ 4 vị đại thần Nhà Đinh gồm Tể tướng Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Thái sư Lưu Cơ và Thượng thư Trịnh Tú.
Sách Đại Nam Quốc sử Diễn ca cũng như thơ ca dân gian thường nói đến Tứ trụ "Bặc, Điền, Cơ, Tú" tức là bốn người trụ cột của triều Nhà Đinh. Tứ trụ là 4 vị quan thân cận, cùng quê hương và cùng tuổi với Đinh Tiên Hoàng Đế, từng giúp vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Các vị đại thần Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ hiện được thờ ở rất nhiều nơi, đặc biệt là vùng Hà Nam - Nam Định - Ninh Bình.
Đền Trần Ninh Bình do vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng cùng thời với đền Hùng, sau này vua Trần Thái Tông về đây lập hành cung Vũ Lâm tiếp tục cải tạo bề thế hơn[23] nên được gọi là đền Trần. Đền Trần là nơi thờ thần Quý Minh, vị thần trấn cửa ải phía nam Hoa Lư tứ trấn.[24] Đền còn có tên là đền Nội Lâm (ngôi đền trong rừng). Đền Trần Nội Lâm cùng với Vũ Lâm, Văn Lâm hợp thành Tam Lâm dưới triều đại Nhà Trần. Lễ hội đền Trần Ninh Bình diễn ra vào ngày 18 tháng 3 âm lịch hàng năm, cùng với lễ hội cố đô Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính là những lễ hội lớn ở Ninh Bình.
Phủ Khống nằm trên một dải đất hẹp, lưng tựa vào hang Khống, bên phải là dãy núi đá dựng đứng, trước mặt là thung lũng nước mênh mông. Phủ Khống là nơi thờ 7 vị quan trung thần triều Đinh, gắn với các truyền thuyết khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, 7 vị quan trong triều đình mang nhiều quan tài chôn theo các hướng rồi cùng tự sát để giữ kín những bí mật về ngôi mộ thật. Một vị tướng trấn giữ thành nam vô cùng cảm kích trước nghĩa khí của 7 vị trung thần liền lập bát nhang thờ cúng ở đây. Sau khi vị tướng này mất, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và trồng cây thị ngay trước cửa Phủ để tưởng nhớ các bậc trung thần.[25] Cây thị nghìn năm tuổi mà quả có hai loại: 1 tròn và 1 dẹt.
Khu du lịch Hành cung Vũ Lâm nằm sâu trong khu vực rừng núi của Quần thể di sản thế giới Tràng An, để đến khu du lịch Hành cung Vũ Lâm, du khách sẽ được ngồi trên các con thuyền truyền thống do người dân địa phương chèo lái, trải nghiệm sự gắn kết gần gũi với thiên nhiên, cảm nhận vẻ đẹp thuần khiết, lộng lẫy của hang kỳ, đá lạ và trở về nét vàng son của lịch sử dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước.[26] Tại đây, Viện khảo cổ học Việt Nam đã khai quật, thám sát thung đã tìm thấy hàng nghìn hiện vật ở trên bề mặt và trong những hố đào. Trung tâm hành cung Vũ Lâm thờ vua quan Nhà Trần. Dưới triều của Nhà Trần có danh thần Trương Hán Siêu, ông gốc là người Ninh Bình, là một danh sĩ nổi tiếng thời Trần, và là môn khách đắc lực của Trần Hưng Đạo. Trương Hán Siêu có tính tình cương nghị, học vấn uyên thâm, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba. Trong giai đoạn vua Trần Nhân Tông về vùng đất này để tu hành thì sau đó danh thần Trương Hán Siêu cũng đã lui về ẩn tu và lập am tu tập tại quê hương Ninh Bình. Chính vì vậy mà Trương Hán Siêu cũng được nhân dân thờ tại khu di tích này.[27]
Đền Cao Sơn thờ thần Cao Sơn trấn Tây Hoa Lư tứ trấn. Thần Cao Sơn khi đi tuần tra vùng núi Vũ Lâm (Ninh Bình) đã tìm ra loại cây búng báng sử dụng thay gạo cứu đói, được nhân dân tôn thờ. Ngôi đền nằm trên 1 tuyến du lịch trong khu du lịch sinh thái Tràng An, cùng với các điểm tham quan khác là đền Suối Tiên và Hành cung Vũ Lâm.
Đền Suối Tiên nằm ở thượng nguồn dòng sông Ngô Đồng, thực chất là điểm kéo dài của tuyến du lịch Tam Cốc nhưng lại được kết nối trong tuyến du lịch thứ 2 trong Khu du lịch sinh thái Tràng An. Đền thờ thần Quý Minh trấn Nam Hoa Lư tứ trấn. Đền nằm giữa vùng rừng núi hoang vắng, thượng nguồn của suối Tiên và chỉ có thể đi vào được bằng thuyền.
Hang Địa Linh dài khoảng 1500m và là hang đầu tiên trong cuộc hành trình xuất phát từ bến thuyền sông Sào Khê tham quan tuyến số 1. Hang còn có tên là hang Châu Báu vì khi vào đây du khách sẽ có cảm giác như lạc vào kho báu của những nhũ đá hóa thạch. Ra khỏi cửa hang là một khung cảnh sơn thủy hữu tình của mây trời, núi non và sông nước.[28] Hang dài 260 m với nhiều nhũ đá rủ xuống kì ảo.
Trong hang Nấu Rượu có mạch nước ngầm sâu hơn 10m, tương truyền xưa kia các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến vua.
Hang Ba Giọt có nhiều nhũ đá với đủ màu sắc xuất hiện. Có loại gọi là cây bụt mọc xuyên từ trần ngược xuống. Điểm đặc biệt là các nhũ đá ở hang Ba Giọt không khô như những hang trước mà ướt đẫm và tiếp tục biến hình, hình thành nên những hình dáng, sắc thái mới...
Hang Sính, hang Si và hang Ba Giọt gắn liền với truyền thuyết một câu chuyện tình buồn. Xưa có chàng công tử yêu tha thiết một nàng công nương. Khi chàng gánh sính lễ đến hang Sính để cầu hôn thì nàng đã bị cống nạp cho nước láng giềng. Chàng sang hang Ba giọt tắm gội, sau đó ôm khối tình riêng trầm mình ở hang Si.[29]
Tương truyền ai đi qua hang Ba Giọt mà đón được ba giọt nước từ nhũ đá nhỏ vào lòng bàn tay sẽ may mắn trong cuộc đời và hạnh phúc trong tình yêu.
Hang Bói là một di chỉ khảo cổ học có giá trị trong quần thể di sản thế giới Tràng An. Lối vào hang sâu thăm thẳm, rậm rạp với nhiều loài cây mọc ken dày, ánh nắng không thể chiếu xuống đất được nên con đường đầy rêu và thảm lá cây.
Hang Bói được phát hiện năm 2002. Lúc đó lòng hang có nhiều vỏ nhuyễn thể, xương động vật và một vài mảnh tước, bằng chứng cho thấy dấu ấn người tiền sử thuộc Văn hóa Hòa Bình sớm cách ngày nay khoảng một vạn năm. Các nhà nghiên cứu thống nhất đặt tên hang Bói vì nó ở trong khu thung Bói gắn với truyền thuyết vua quan Nhà Trần từng gieo quẻ bói tại đây.
Từ năm 2007, khu này đã được các nhà cổ sinh, địa chất, khảo cổ của Việt Nam và Đại học Tổng hợp Cambridge- Anh quốc nghiên cứu khảo sát. Hố thám sát và cửa hang được rào kín bằng lưới sắt. Di chỉ khảo cổ học hang Bói gồm hai phần: hang trên rộng khoảng 200m2, hang dưới rộng 150m2. Từ cửa hang, phải cầm đèn pin lần theo cầu thang sắt cheo leo đi xuống.
Nhiều cột đá, măng đá lấp lánh như kim tuyến. Các nhà khoa học cho rằng nơi đây có dấu ấn người tiền sử cách nay 5.000 đến 30.000 năm. Nguồn thức ăn chính của người tiền sử là ốc núi, thủy sản sông suối, rùa núi, cua đá, chim thú nhỏ, các loại củ, quả, hạt... Chỗ ở của họ là hang đá, mái đá. Giới khoa học nhận định, dưới đáy hang có thể là một dòng sông cổ.
Bối cảnh phim trường làng thổ dân trong phim Kong: Đảo Đầu lâu nằm tại khu du lịch Tràng An đã mở cửa cho du khách tham quan từ ngày 15 tháng 4 năm 2017. Phim trường Kong nằm trong tuyến du lịch số 2 của Tràng An, gồm Đền Thánh Cao Sơn, Hành cung Vũ Lâm. Du khách mua chung 1 vé để tham quan cả ba địa điểm này.[30]
Phim trường làng thổ dân được phục đựng với diện tích khoảng 10 hecta, gồm 36 túp lều chóp nhọn cùng sự tham gia của hơn 50 người đóng vai thổ dân. Đây là mô hình do ban quản lý sinh thái Tràng An và Doanh nghiệp Xuân Trường thực hiện.[31]
Kong: Đảo Đầu lâu là bộ phim bom tấn của Mỹ được bấm máy vào năm 2016 với nhiều cảnh quay tại các danh thắng của Việt Nam như: Quần thể di sản thế giới Tràng An, Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình); Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Phong Nha (Quảng Bình). Kong: Skull Island đã trở thành ông vua kỷ lục phòng vé Việt Nam khi nó đã xô đổ mọi kỷ lục trước đó để trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại ở đây.
Ngày 20 tháng 9 năm 2019, Ban Quản lý khu du lịch Tràng An cho biết doanh nghiệp chính thức ngừng đưa khách du lịch đến phim trường Kong để tiến hành công tác tháo dỡ theo khuyến nghị của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc. Việc xóa bỏ một ngôi làng mang phong cách châu Phi để tạo dựng những công trình thuần Việt được cho là hướng đi cần thiết tại Tràng An để phát triển du lịch lâu dài, bền vững. Với những giá trị văn hóa đặc sắc như vậy, việc đặt ngôi làng châu Phi, lại gắn với một bộ phim hư cấu vào giữa vùng lõi di sản được UNESCO đánh giá là bất hợp lý và cần phải tháo dỡ để tránh tạo nhận thức sai lệch cho du khách.[30]
Khu sinh thái Tràng An và các khu du lịch khác thuộc Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam với việc đáp ứng 2 tiêu chí di sản thiên nhiên thế giới và 1 tiêu chí của một di sản văn hóa thế giới:[32]
Danh thắng Tràng An là vùng bảo vệ đặc biệt của Cố đô Hoa Lư,[33] gắn liền với các giá trị lịch sử văn hóa của vùng đất cố đô Hoa Lư nên được đầu tư mở rộng để trở thành khu du lịch lớn. Chính phủ Việt Nam đã cho phép tỉnh Ninh Bình tiến hành khai quật, nạo hút bùn đất tạo đường giao thông thủy bộ và làm sáng tỏ các giá trị văn hóa, du lịch của danh thắng này. Khu sinh thái hang động Tràng An là một khu du lịch với tổng hợp các sản phẩm như du lịch lịch sử, văn hóa, tâm linh, lễ hội, khám phá cũng như nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học...[34] Đây là khu du lịch tầm cỡ và quy mô ở Việt Nam với tổng diện tích được quy hoạch lên tới 12000 ha, vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng.[35]
Hang động Tràng An và khu vực lân cận như chùa Bái Đính, khu rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư, công viên văn hóa Tràng An, Tam Cốc - Bích Động... được gộp chung vào quy hoạch Quần thể danh thắng Tràng An nằm trên 3 huyện, thành phố thuộc tỉnh Ninh Bình.[36][37]. Tổng diện tích quy hoạch 12000 ha. Trong quy hoạch phát triển khu du lịch này sẽ có 9 lộ trình tham quan.[38] Khu du lịch Tràng An được xác định là điểm nhấn quan trọng của du lịch Ninh Bình.[39] Theo quy hoạch được thủ tướng chính phủ nước Việt Nam phê duyệt, Khu du lịch Tràng An có tổng diện tích gần 12.000 ha gồm các khu trọng điểm chính:
Một phần của hang động Tràng An đã được Ninh Bình đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Hiện nay, Du khách đến Tràng An thường tham gia 3 Tour - tuyến du lịch bằng thuyền nan kéo dài 3 giờ và một tour du lịch leo núi.
Tour du lịch đường thủy bắt đầu từ khu đón tiếp trung tâm nằm bên đại lộ Tràng An, qua các điểm du lịch:
Tuyến 1: Trung tâm du khách– Hang Địa Linh - Đền Trần (hay Đền Nội Lâm) – Thung Đền Trần – Thung Nấu Rượu– Hang Nấu Rượu – Thung Hang Tối Trong – Hang Sáng –Thung hang Sáng - Hang Seo Lớn – Thung Seo Bé – Hang Sơn Dương – Thung Khống – Hang Lổ - Thung Lỗ Thóc + Thung Trần Thung Gắm – Hang Qui Hậu – Trung tâm du khách.
Tuyến 2: Trung tâm du khách – Hang Áng Lấm - Phủ Nội Lấm Hang Vạng – Thung Áng La – Hang Đại – Thung Bậc Bài – Thung Suối Tiên, đền Suối Tiên – Hang Vân – Thung Mây – Hang Đột + Phủ Đột – Trung tâm du khách.
Tuyến 3: Trung tâm du khách - Đền Trình – hang Mây, hang Vân – đền Suối Tiên – Hành cung Vũ Lâm – phim trường King Kong - Trung tâm du khách.[41]
So với các khu du lịch lân cận có nét tương đồng như Tam Cốc - Bích Động chủ yếu là hình thức du lịch trên sông; khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long là du thuyền trên đầm sinh thái thì hang động Tràng An có nét đặc trưng riêng biệt là hình thức du thuyền trên các thung nước tạo bởi nhiều vách núi đá được nối thông nhau bằng những hang nước mà không phải quay ngược lại.
Tuyến du lịch đường bộ có chiều dài 1,6 km, du khách sẽ đi bộ qua 3 quèn vào đền Trần. Tuyến này bắt đầu từ bến Cây Bàng, du khách sẽ đi bộ, leo núi qua ba đèo liền nhau. Đèo thứ nhất là đèo Cậy có độ cao so với mặt nước khoảng 60m. Đèo thứ hai là đèo Vài. Và đèo thứ ba là đèo đền Trần. Hiện nay, đường leo núi này đã được xây các bậc đá rộng. Trên đường đến đền Trần đã dựng 7 chiếc lầu bằng gỗ lim hình bát giác làm nơi nghỉ chân cho du khách khi leo núi.[42]
Mùa đông năm Canh Dần (1770) chúa Trịnh Sâm đi tuần thú cõi Tây, lúc quay thuyền trở về, đi tắt tới đất Tràng An thăm cảnh Hoa Lư. Nhìn bốn phía núi xanh, nước biếc, cửa khoá mấy lần, từng bước đều là thành vàng và hào nước. Non sông hùng tráng, hình thắng to lớn. Xem dấu vết của triều Đinh mà lạnh lùng xơ xác… khiến ông cảm khái làm một bài thơ tạc lên vách đá hang Luồn để tả nỗi lòng:
Sông núi Tràng An - Hoa Lư được miêu tả trong cuốn sử thi "Hoàn vương ca tích" như sau:
Tràng An có nhiều đặc sản như quả thị đền phủ Khống, rượu Tràng An, cá tràu tiến Vua,... Đặc biệt, một đặc sản sông nước Tràng An là cá rô Tổng Trường đã đi vào ca dao của người dân cố đô:
Khi tu hành ở đây, Trần Nhân Tông có bài thơ "Vũ Lâm thu vãn" được PGS- TS Trần Thị Băng Thanh dịch như sau:
Lễ hội Tràng An diễn ra trong 3 ngày, từ 17 đến 19/3 âm lịch hàng năm để tôn vinh 2 vị thần Quý Minh, Cao Sơn trấn trạch Hoa Lư tứ trấn và các vua đầu Nhà Trần đã lập ra hành cung Vũ Lâm. Phần lễ với nhiều nghi thức truyền thống được diễn ra trên sông như: rước nước, rước kiệu và rồng để tỏ lòng tri ân các bậc tiền nhân có công giữ yên bờ cõi, bảo vệ giang sơn.[43] Các đoàn rước đi thành đoàn trên những chiếc thuyền, khởi đầu từ bến thuyền Tràng An đoàn đi dọc theo dòng sông Sào Khê rước nước qua hành cung Vũ Lâm, đền Cao Sơn vào đền Suối Tiên và thực hiện các lễ tế tại đây.[44]
Lễ hội Tràng An trải qua hành trình trên sông nước qua các hang động hàng nghìn năm kiến tạo địa chất như: Hang Mây dài hơn 1 km, hang Vạng, hang Đại La, hang Vân và các điểm di tích lịch sử đền Trình, đền suối Tiên, phim trường Kong: Skull Island, hành cung Vũ Lâm.[45] Phần hội là biểu diễn các tiết mục văn nghệ đặc sắc, các trò chơi dân gian ở hai bên dòng sông trong suốt hành trình rước.
Tổ chức hội nghị hiệu quả có thể là khởi đầu cho rất nhiều sự hợp tác tốt đẹp, cũng để mang lại danh tiếng, thành công, cơ hội lớn cho các doanh nghiệp hay kết nối các thành viên trong Doanh nghiệp.
Phòng họp tại Khu Du Lịch Sinh Thái Thác Giang Điền là địa điểm lý tưởng để các công ty tổ chức hội nghị, hội thảo hay lễ ký kết hợp đồng, chuyên đề tới hội nghị họp mặt, các sự kiện và triển lãm an tâm khi tìm một địa điểm mới tại Đồng Nai.
Đối với các định nghĩa khác, xem
Vị trí huyện Chợ Mới trên bản đồ Việt Nam
Chợ Mới là một huyện thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam.
Huyện Chợ Mới nằm ở phía đông của tỉnh An Giang, có địa giới hành chính:
Huyện Chợ Mới được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao và rạch Cái Tàu Thượng, có 2 cù lao là cù lao Ông Chưởng và cù lao Giêng.
Chợ Mới có diện tích 355,71 km², dân số là 442.908 người (theo tổng điều tra dân số năm 2020 của huyện để báo cáo Thủ tướng), bao gồm:
Mật độ dân số: 866 người/km².[4]
Tổng diện tích đất tự nhiên: 36.928,9 ha, bao gồm:
Mùa lũ có khả năng tải nước 8000 m3/s với tốc độ 1 m/s. Mực nước thấp nhất có lưu lượng dao động 1000 m3/s đến 2000 m3/s xuất hiện vào tháng 4 và đầu tháng 5. Mùa thường có hệ thống sông ngòi chằng chịt dọc theo các kênh rạch cung cấp đủ lượng nước tưới tiêu cho cả huyện.
Khoáng sản: chủ yếu là bột sét và cát mịn do trầm tích trên sông tụ lại phân bố chủ yếu dọc theo các bờ sông.[4]
Về nguồn gốc của tên gọi Chợ Mới, tương truyền rằng ngày xưa có ngôi chợ cũ tên Phó Định Bài nằm ở bên kia bến đò Kiến An. Về sau, một ngôi chợ khá bề thế được xây dựng tại làng Long Điền thuộc khu vực huyện lỵ ngày nay và được người dân gọi là "Chợ Mới". Trước đó, vào năm 1897 tại làng Long Điền đã có hai ngôi chợ cũ tên là chợ Ông Chưởng và chợ Thủ Chiến Sai.
Ban đầu, địa danh Chợ Mới chỉ là tên một ngôi chợ tại làng Long Điền thuộc tỉnh Long Xuyên. Sau này, thực dân Pháp thành lập quận và đặt tên là quận Chợ Mới do lấy theo tên gọi Chợ Mới vốn là nơi đặt quận lỵ.
Chợ Mới cũng là nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Long Xuyên và ngày nay là tỉnh An Giang.
Vào thời nhà Nguyễn độc lập, vùng đất Chợ Mới ngày nay vốn là một phần của huyện Đông Xuyên thuộc phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang.
Sau khi chiếm hết được các tỉnh Nam Kỳ vào năm 1867, thực dân Pháp dần xóa bỏ tên gọi tỉnh An Giang cùng hệ thống hành chính phủ huyện cũ thời nhà Nguyễn, đồng thời đặt ra các hạt Thanh tra. Vùng đất Chợ Mới lúc này thuộc hạt Thanh tra Long Xuyên. Đồng thời, hạt Long Xuyên cũng lấy thêm địa phận các làng Tân Phú, Tân Thạnh trước đó thuộc tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường để lập tổng mới gọi là tổng Phong Thạnh Thượng trực thuộc hạt Thanh tra Long Xuyên.
Ngày 5 tháng 1 năm 1876, hạt Thanh tra Long Xuyên đổi thành hạt tham biện Long Xuyên, các thôn đổi thành làng. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Đông Dương điều thống nhất gọi là "tỉnh", trong đó có tỉnh Long Xuyên.
Năm 1897, ba tổng An Bình, Định Hòa và Phong Thạnh Thượng có các làng trực thuộc như sau:
Năm 1917, thực dân Pháp thành lập quận Chợ Mới thuộc tỉnh Long Xuyên, gồm 3 tổng với 20 làng: tổng Định Hoà có 8 làng, tổng An Bình có 6 làng, tổng Phong Thạnh Thượng có 6 làng. Quận lỵ Chợ Mới đặt bên bến đò Kiến An, sau dời về làng Long Điền, tức thị trấn Chợ Mới ngày nay. Lúc này, số làng đã giảm do thực dân Pháp tiến hành hợp nhất một số làng lại thành các làng mới với các tên gọi mới.
Ngày 1 tháng 1 năm 1920, hợp nhất ba làng Bình Đức Đông, Phú Xuân, Tân Phước thành lập làng mới lấy tên là làng Bình Phước Xuân.
Năm 1939, quận Chợ Mới có 3 tổng:
Ngày 7 tháng 11 năm 1939, ba làng Tấn Đức, Mỹ Hưng, Mỹ Chánh bị giải thể để thành lập hai làng mới là Tấn Mỹ và Mỹ Hiệp.
Cũng sau này, quận Chợ Mới được nhận thêm các làng Hội An (trước đây thuộc tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc và làng Hòa Bình (trước đây thuộc tổng An Phú, quận Lấp Vò, tỉnh Long Xuyên). Làng Hòa Bình được chính quyền thực dân Pháp thành lập do hợp nhất làng An Hòa và làng Bình Thạnh Tây trước đó. Đặc biệt, tên làng An Hòa đã được dùng để chỉ phà (bắc) An Hòa nối liền hai bờ quận Châu Thành và quận Chợ Mới của tỉnh Long Xuyên lúc bấy giờ (ngày nay nối liền hai bờ thành phố Long Xuyên và huyện Chợ Mới của tỉnh An Giang).
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến năm 1956 cũng thống nhất dùng danh xưng là xã, tuy nhiên vẫn gọi là quận cho đến năm 1975. Huyện Chợ Mới ban đầu vẫn thuộc tỉnh Long Xuyên. Ngày 6 tháng 3 năm 1948, huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Long Châu Tiền. Ngày 27 tháng 6 năm 1951, huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Long Châu Sa. Đến năm 1954, huyện Chợ Mới lại trở về thuộc tỉnh Long Xuyên như cũ.
Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Ngày 17 tháng 2 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cắt tổng Phong Thạnh Thượng ra khỏi quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên để nhập vào tỉnh Phong Thạnh mới thành lập, sau đó trở thành quận Thanh Bình của tỉnh Kiến Phong, ngày nay bao gồm huyện Thanh Bình và huyện Tam Nông của tỉnh Đồng Tháp.
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Long Xuyên hợp nhất với tỉnh Châu Đốc thành tỉnh An Giang. Ngày 24 tháng 4 năm 1957, quận Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang, quận lỵ đặt tại xã Long Điền, gồm 2 tổng với 12 xã như sau:
Địa giới này được duy trì cho đến năm 1975, kể cả khi An Giang tách thành hai tỉnh là An Giang và Châu Đốc vào ngày 8 tháng 9 năm 1964. Sau năm 1965, cấp tổng bị giải thể, các xã trực thuộc quận. Năm 1970, quận Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang gồm 12 xã: An Thạnh Trung, Bình Phước Xuân, Hòa Bình, Hội An, Kiến An, Long Điền, Long Kiến, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội Đông, Mỹ Luông, Nhơn Mỹ, Tấn Mỹ. Quận lỵ vẫn đặt tại xã Long Điền.
Trong giai đoạn 1957-1965, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cũng đặt huyện Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang, giống như sự phân chia hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tháng 12 năm 1965, chính quyền Cách mạng giao huyện Chợ Mới về cho tỉnh Kiến Phong quản lý.
Tháng 5 năm 1974, Trung ương Cục miền Nam quyết định giải thể các tỉnh Kiến Phong và An Giang để tái lập các tỉnh Long Châu Tiền và tỉnh Sa Đéc. Lúc này, huyện Chợ Mới lại thuộc tỉnh Sa Đéc.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Sa Đéc như trước đó cho đến đầu năm 1976.
Tháng 2 tháng 1976, huyện Chợ Mới trở lại thuộc tỉnh An Giang cho đến ngày nay. Huyện Chợ Mới lúc đó bao gồm thị trấn Chợ Mới và 12 xã: An Thạnh Trung, Bình Phước Xuân, Hòa Bình, Hội An, Kiến An, Long Điền, Long Kiến, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội Đông, Mỹ Luông, Nhơn Mỹ, Tấn Mỹ. Trong đó, thị trấn Chợ Mới được thành lập do tách đất từ xã Long Điền.
Ngày 25 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 181-CP[5] về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang như sau:
Ngày 12 tháng 1 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 8-HĐBT[6] về việc phân vạch địa giới phường, thị trấn và một số xã của huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang như sau:
Ngày 17 tháng 10 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 119/2003/NĐ-CP.[7] Theo đó, thành lập thị trấn Mỹ Luông trên cơ sở 808 ha diện tích tự nhiên và 15.540 nhân khẩu của xã Mỹ Luông, đổi tên xã Mỹ Luông thành xã Mỹ An.
Ngày 9 tháng 2 năm 2018, UBND huyện Chợ Mới tổ chức lễ công bố quyết định xã Hội An đạt chuẩn đô thị loại V của UBND tỉnh An Giang.
Ngày 19 tháng 12 năm 2019, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 1059/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Chợ Mới mở rộng (gồm thị trấn Chợ Mới và một phần các xã: Long Điền A, Long Điền B, Kiến Thành và Kiến An) là đô thị loại IV.[8]
Ngày 13 tháng 2 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 721/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 10 tháng 4 năm 2023).[9] Theo đó, thành lập thị trấn Hội An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hội An.
Từ đó, huyện Chợ Mới có 3 thị trấn và 15 xã như hiện nay.
Huyện Chợ Mới có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn: Chợ Mới (huyện lỵ), Hội An, Mỹ Luông và 15 xã: An Thạnh Trung, Bình Phước Xuân, Hòa An, Hòa Bình, Kiến An, Kiến Thành, Long Điền A, Long Điền B, Long Giang, Long Kiến, Mỹ An, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội Đông, Nhơn Mỹ, Tấn Mỹ được chia thành 142 ấp.
Huyện Chợ Mới có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới: Long Điền A, Long Điền B (2015), Kiến Thành (2016), Mỹ Hiệp, Hòa An (2017), Long Kiến, Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân (2018), Kiến An (2019), An Thạnh Trung (2021), Long Giang (2022).
Trên địa bàn huyện có 97 trường học ở các cấp, trong đó có 7 trường THPT:
Chợ Mới là nơi có nhiều tôn giáo chung sống: Phật giáo, Hòa Hảo, Thiên chúa, Cao Đài, Tin Lành,...
Chùa Phước Thành, Bình Phước Xuân
Trường thpt Châu Văn Liêm, Mỹ Luông
Trường thpt Huỳnh Thị Hưởng, Hội An