Nhiều người có thể không biết rằng tên “Big Ben” thực sự chỉ đúng với cái chuông lớn bên trong tháp đồng hồ. Tên này được đặt để tưởng nhớ Sir Benjamin Hall, người đã có những đóng góp quan trọng vào việc lắp đặt chuông này lên đỉnh tháp. “Big Ben” không chỉ là tên của một tháp đồng hồ, mà còn là một biểu tượng được người dân London và du khách trên khắp thế giới gắn liền với lịch sử và vẻ đẹp cổ kính.
Nhiều người có thể không biết rằng tên “Big Ben” thực sự chỉ đúng với cái chuông lớn bên trong tháp đồng hồ. Tên này được đặt để tưởng nhớ Sir Benjamin Hall, người đã có những đóng góp quan trọng vào việc lắp đặt chuông này lên đỉnh tháp. “Big Ben” không chỉ là tên của một tháp đồng hồ, mà còn là một biểu tượng được người dân London và du khách trên khắp thế giới gắn liền với lịch sử và vẻ đẹp cổ kính.
Cung điện Westminster: Ngay bên cạnh Big Ben là một cung điện có vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động chính trị của Anh. Cung điện này mang đậm dấu ấn lịch sử và có một kiến trúc quyến rũ. Du khách có thể tham gia vào các chuyến tham quan để khám phá lịch sử và các phòng trong cung điện.
London Eye: Đối diện với Big Ben qua sông Thames, London Eye – một trong những vòng quay lớn nhất thế giới, mang đến cho du khách cái nhìn toàn cảnh tuyệt vời của London từ độ cao. Đây là điểm dừng chân lý tưởng để thưởng ngoạn toàn bộ thành phố.
Bảo tàng Anh: Nằm không xa từ Big Ben, bảo tàng này trưng bày hàng triệu hiện vật về lịch sử và nghệ thuật từ khắp các nơi trên thế giới. Đây là điểm đến hoàn hảo cho những người quan tâm đến lịch sử và văn hóa toàn cầu.
Với việc bỏ ra 5 USD khách tham quan có thể vào các đài quan sát nằm bên trong chiếc đồng hồ để "mục sở thị" thiết kế tinh xảo của chiếc đồng hồ.
Ferry Building Marketplace, San Francisco, Mỹ
Ferry Building Marketplace được thiết kế bởi kiến trúc sư A. Page Brown và hoàn thiện vào 1898 với chiều cao 75m (245 feet).
Khu vực bên dưới tháp đồng hồ được xây dựng như một trung tâm thương mại với các gian hàng bán nông sản của nông dân địa phương, cửa hàng và nhà hàng.
Tour đi bộ miễn phí cho khách bắt đầu vào buổi trưa ngày thứ Bảy cho đến thứ ba, trùng với thời điểm họp chợ của người nông dân.
Trong lịch sử, Ferry Building San Francisco từng sống sót qua hai trận động đất lớn vào năm 1906 và năm 1989. So với các công trình xây dựng sau đó như Bay Bridge hay Golden Gate Bridge, Ferry Building trông có vẻ khá lỗi thời nhưng nó vẫn có vẻ đẹp cổ kính riêng.
Tháp đồng hồ Old Port, Montreal, Canada
Old Port được hoàn thành vào năm 1922 với chiều cao 45m (148 feet). Từ giữa tháng Năm đến đầu tháng Chín hằng năm, du khách được vào thăm quan miễn phí tòa tháp nhưng từ tháng Chín trở đi nó sẽ trở thành một nơi kinh doanh với các nhà hàng, quầy bar, phòng tắm và giải trí trực tiếp vào ban đêm.
Chiếc đồng hồ trên tháp hoạt động theo cơ chế tương tự với Big Ben ở London bởi cùng được thiết kế bởi công ty Gillett & Johnson.
Tòa tháp này thường được thắp sáng vào ban đêm với ánh sáng chói làm nổi bật màu trắng của nó.
Tòa tháp cũng được xem như công trình tưởng niệm những người lính hải quân Montreal đã hi sinh trong Thế chiến I.
Zytglogge Tower được hoàn thành vào năm 1405 (xây dựng lại vào năm 1527) với chiều cao 16m (52 feet).
Ngoài việc báo thời gian, chiếc đồng hồ thiên văn trên tháp còn có tính năng báo lịch âm theo 12 cung hoàng đạo.
Zytglogge Tower từng được sử dụng như một nhà tù trong thời gian ngắn, trước khi chính thức trở thành một tháp đồng hồ.
Spasskaya Tower được hoàn thành vào năm 1491 nhưng năm chính thức đưa vào sử dụng vẫn chưa được xác nhận. Tháp có chiều cao 71m (232 feet) và được thiết kế bởi kiến trúc sư Pietro Antonio Solari.
Chiếc đồng hồ trên tháp đổ chuông 15 phút một và biểu tượng ngôi sao trên đỉnh tháp được thiết kế để thay thế biểu tượng đại bàng vàng, một biểu tượng của nước Nga Sa Hoàng.
Tòa tháp này hiện là một phần của bức tường bao quanh cung điện Kremlin, nơi ở chính thức của Tổng thống Nga.
Tháp Đồng hồ Izmir, Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ
Tháp Đồng hồ Izmir được thiết kế bởi kiến trúc sư Charles Raymond Pere và được hoàn thiện vào năm 1901 với chiều cao 25m (82 feet).
Glockenspiel Munich, Munich, Đức
Hoàn thành vào khoảng năm 1900, Glockenspiel Munich là một công trình kiến trúc cao 85m (255 feet) được thiết kể bởi kiến trúc sư Georg Hauberrisser.
Hiện nay, tháp đồng hồ này là một phần của tòa thị chính mới ở Munich.
Tháp đồng hồ Sultan Abdul Samad Building của, Kuala Lumpur, Malaysia
Được hoàn thiện vào năm 1897 tòa tháp vòm vàng cao 40m (131 feet) được thiết kế bởi kiến trúc sư AC Norman thực sự là tòa tháp độc đáo pha trộn giữa kiến trúc Moorish (Ấn Độ) và Anh.
Tháp đồng hồ này là nơi đánh dấu thời điểm giành được độc lập của Malaysia vào nửa đêm ngày 31/8/1957, khi lá cờ Malaysia được kéo lên lần đầu tiên tại đây.
Đồng hồ nước tại ga Osaka, Osaka, Nhật Bản
Đồng hồ nước Osaka được thiết kế bởi Mitooka Eiji và hoàn thành vào năm 2011, thực sự là một điểm nhấn của tòa nhà nhà ga này. Màn hình đồng hồ nước này còn thường xuyên hiển thị các đồ họa khác nhau bao gồm hoa anh đào, hoa tulip, pháo hoa và cá vàng.
Hiệu ứng nước chảy trong chiếc đồng hồ thực tế được tạo thành từ việc cho nước chảy qua hàng trăm ống nhỏ được kiểm soát bằng một hệ thống máy tính chủ.
Tháp đồng hồ Chiang Rai, Chiang Rai, Thái Lan
Tháp đồng hồ Chiang Rai hoàn thành vào năm 2008 và được thiết kế bởi nghệ sĩ Thái Chalermchai, đồng tác giả của kiến trúc Đền Trắng ở Chiang Rai.
Big Ben, The Elizabeth Tower, Cung điện Westminster, London
Big Ben được hoàn thành vào năm 1859 với chiều cao 96m (315 feet) nhưng chỉ cho phép người dân Vương quốc Anh vào tham quan.
Big Ben tên đầy đủ là Tháp đồng hồ của cung điện Westminster là một cấu trúc tháp đồng hồ ở mặt Đông-Bắc của công trình Nhà quốc hội ở Westminster, London, Anh.
Big Ben đã chính thức được Quốc hội Anh đổi tên thành Tháp Elizabeth vào ngày diễu binh mừng 60 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II (4/6/2012).
Big Ben từng nổi tiếng với cái tên "Chiếc đồng hồ bốn mặt lớn nhất thế giới". Mỗi mặt của chiếc đồng hồ được đặt vào trong một khối đá hình vuông có cạnh là 21 feet hay 7 m, cùng với tổng cộng 576 miếng kính trong suốt, gần giống như kiểu các ô cửa sổ bằng kính có khắc những bức tranh ở nhà thờ Anh thời đó.
Xung quanh mặt đồng hồ được khắc những đường viền tạo thành một chiếc khung. Cạnh dưới của khung ở mỗi mặt đồng hồ có khắc dòng chữ Latinh: "Domine Salvam Fac Reginam Nostram Victoriam Primam" (Xin chúa hãy bảo vệ cho nữ hoàng Victoria của chúng con).
Tháp đồng hồ không chỉ mang nghĩa chỉ thời gian mà còn là vật chứng cho nhiều biến cố lịch sử. Chúng trở thành biểu tượng kiến trúc và là điểm thu hút khách du lịch trên khắp thế giới.
Tháp đồng hồ Big Ben đặt tại trung tâm Thủ đô London của Vương quốc Anh. Hoàn thành vào năm 1859, tòa tháp được xây dựng bằng các đá phiến, đá hoa cương lớn và trở thành một trong những biểu tượng của xứ sở sương mù. Năm 2012, Big Ben được đổi tên thành Tháp đồng hồ Elizabeth nhân kỷ niệm Đại lễ Kim Cương của Nữ hoàng Anh - Elizabeth. Ảnh: Wikimedia
Tháp đồng hồ Saviour của Nga được thiết kế vào năm 1491 bởi kiến trúc sư người Italy - Pietro Antonio Solari. Saviour bắt đầu vận hành năm 1625. Đến năm 1851, tháp được cải tạo và gắn thêm ngôi sao năm cánh. Ngôi sao sáng rực rỡ cả ngày lẫn đêm và xoay liên tục như một chiếc chong chóng. Ảnh: 123rf.com
Tại xứ sở đồng hồ Thụy Sĩ, tháp Zytglogge cao 54,5m có từ thời trung cổ. Đầu tiên, Zytglogge làm sứ mệnh canh giữ phía Tây thành Bern, rồi được sử dụng làm nơi giam giữ tù nhân, trước khi trả về cho nó cái tên đúng nghĩa tháp đồng hồ thiên văn. Vào thế kỷ 15, chiếc đồng hồ thiên văn này được chuyển đến để dự đoán vị trí các hành tinh và xác định ngày trong tuần. Kiến trúc của chiếc đồng hồ thay đổi dần theo từng thế kỷ và lần cải tạo gần đây nhất vào năm 1890. Ảnh: Wikimedia
Tháp đồng hồ Sultan Abdul Samad đặt tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Được xây dựng năm 1897 dưới chế độ thực dân Anh, tòa nhà liên hợp và tháp đồng hồ là một phần không thể thiếu của Quảng trường Merdeka. Đây là công trình kiến trúc của nhà thờ hồi giáo được tô điểm bởi phong cách Maroc. Tháp như nhân chứng sống trong sự kiện hạ cờ Anh, kéo cờ Malaysia ngày 31/8/1957, chấm dứt giai đoạn thuộc địa của quốc gia này. Ảnh: visitkl.com.my
Tháp đồng hồ Rajabai được xây dựng trong ký túc xá Đại học Mumbai, Ấn Độ vào thế kỷ 19. Cha đẻ của công trình này là kiến trúc sư George Gilbert Scott. Điều đặc biệt là vị kiến trúc sư người Anh này chưa một lần đặt chân đến Mumbai, ông chỉ gửi bản thiết kế từ văn phòng của mình ở Thủ đô London. Tháp đồng hồ Rajabai được đánh giá có nhiều điểm tương đồng với tháp đồng hồ Big Ben. Ảnh: Indiatour.net.
Tháp đồng hồ tại nhà ga Limoges, Pháp có kiến trúc mái vòm với màu xanh đặc trưng của các tòa nhà ở nơi đây. Mặt đồng hồ sử dụng chữ số La mã với số bốn được viết thành IIII thay vì IV. Sự khác biệt này mang tính thẩm mỹ giúp giữ đều khoảng cách giữa số 4 và số 8. Đặc biệt, thời gian ở đây luôn được chỉnh nhanh hai phút, giúp hành khách khẩn trương bắt kịp những chuyến tàu. Ảnh: flickr.com
Tháp đồng hồ Wrigley, Chicago, Mỹ lát đá đặc biệt với sáu cấp độ màu từ trắng tối ở chân tháp đến trắng xanh ở đỉnh tháp tạo cảm giác tỏa sáng. Được xây dựng từ năm 1920, Wrigley được lấy cảm hứng từ tháp chuông La Giralda, Tây Ban Nha. Ảnh: imageshack.us
Có tuổi đời trẻ nhất, tháp đồng hồ Abraj Al Bait, Meca tại Ả rập Saudi được khánh thành năm 2012. Tháp được đặt trên đỉnh tòa nhà 76 tầng gồm tổ hợp khách sạn, khu vui chơi giải trí và mua sắm ở Meca. Cao 601m, đây là tòa tháp đồng hồ cao thứ hai thế giới. Mỗi mặt tháp có đường kính 46m và được gắn 2 triệu đèn led để thắp sáng mỗi đêm. Hàng ngày, đồng hồ đổ chuông để báo giờ cầu nguyện cho các tín đồ đạo hồi trong thành phố. Tại đây, cũng có đài quan sát dành cho khách du lịch ngắm toàn cảnh thành phố. Ảnh: Urban peek
Big Ben không chỉ đơn giản là một tháp đồng hồ mà còn là một biểu tượng lịch sử của London và cả nước Anh nằm trong một khu vực đầy sự hấp dẫn với nhiều điểm tham quan đáng giá. Hãy cùng Sakos tìm hiểu địa điểm hấp dẫn sau đây nhé!