Bạn có biết “bão cấp độ 1” hay “áp thấp nhiệt đới” và các cơn dông nói thế nào trong tiếng Anh?
Bạn có biết “bão cấp độ 1” hay “áp thấp nhiệt đới” và các cơn dông nói thế nào trong tiếng Anh?
Nếu siêu bão hoạt động trên vùng Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa) thì cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão là cấp độ 4.
Nếu siêu bão hoạt động trên vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ thì cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão là cấp độ 5.
Vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 13, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm 5,0-7,0m; biển động dữ dội.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Ngoài cơn bão Usagi sắp trở thành bão số 9, ngoài khơi Philippines đang xuất hiện cơn bão Manyi, hiện cách đảo Luzon khoảng hơn 1.500 km. Bão di chuyển rất nhanh 25 - 30 km/giờ. Dự báo, khoảng ngày 17/11, bão sẽ đổ bộ vào khu vực đảo Luzon (Philippines) ở cấp 15, giật trên cấp 17.
Tin bão mới nhất của cơ quan thời tiết Philippines PAGASA lúc 5h sáng 15/11 cho biết, bão Manyi (tên địa phương là Pepito) đang mạnh lên gần tới cấp bão cuồng phong. Cơn bão gần Biển Đông này sẽ tiếp tục tăng cường trong quá trình di chuyển trên Biển Philippines.
Lúc 4h sáng cùng ngày, bão Manyi đang cách Guiuan, Đông Samar của Philippines 795 km về phía đông. Sức gió duy trì tối đa gần tâm bão lên tới 110 km/h, gió giật tới 135 km/h. Bão Manyi đang di chuyển về phía tây với tốc độ 25 km/h.
Các nhà dự báo bão tại Philippines cho hay, do áp cao ở phía nam Nhật Bản, bão Manyi sẽ di chuyển về phía tây trong 12 giờ tới trước khi chuyển hướng tây tây bắc sang tây bắc trên Biển Philippines. Dự báo, bão Manyi đổ bộ vào bờ biển phía đông của Trung và/hoặc Nam Luzon vào cuối tuần này.
Bão Manyi dự báo vào Biển Đông vào chiều hoặc tối 18/11. Theo Tổng cục khí tượng Thủy văn, đây là một cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh, có khả năng vào Biển Đông ngày 18/11 trở thành cơn bão số 10.
"Tôi cũng chưa biết khi nào mới về lại nhà. 6h sáng 8/10, tôi một mình lái xe di chuyển đến Miami theo lệnh sơ tán của giới chức. Người ở đây vốn quen với với những cơn bão nhưng lần này tôi thấy có sự bất thường", Dương Triệu Vũ nói.
Anh sống cùng gia đình chị gái ở West Palm Beach, ngay trung tâm của cơn bão đổ bộ vào đất liền. Hôm 7/10 (giờ địa phương), ca sĩ khuyên chị đưa các cháu cùng sơ tán sớm nhưng người thân muốn đi sau. Anh cũng chuẩn bị một số lương thực cơ bản cho cả nhà, ứng phó với trường hợp khẩn cấp.
Dương Triệu Vũ lái xe sơ tán vì bão Milton
Dương Triệu Vũ thuê xe công nghệ, tự lái đi sơ tán. Những năm qua, ca sĩ đi về giữa TP HCM và Mỹ để làm việc. Video: Nhân vật cung cấp
Ca sĩ Đặng Anh Tuấn - cựu thành viên nhóm F5 - sống tại vịnh Tampa, cho biết toàn bộ dân trong khu vực đang đổ cát vào bao tải để che chắn mái nhà, cửa sổ. Chính quyền địa phương cung cấp mỗi hộ 10 bao cát. Từ ngày 8/10, khi thấy nhiều người mua đồ tích trữ ở siêu thị, anh cũng đi mua. Hết bếp ga mini, anh đành mua lò nướng thay thế, kèm than và củi, hột quẹt, đèn pin, dụng cụ cấp cứu.
Ca sĩ Đặng Anh Tuấn chuẩn bị ứng phó với bão Milton
Ca sĩ Đặng Anh Tuấn cùng người ở khu vực vịnh Tampa chuẩn bị ứng phó bão Milton. Video: Nhân vật cung cấp.
"Tôi quyết định trú ẩn trong nhà, không đi nơi khác để hỗ trợ người thân những lúc cần. Tôi thấy yên tâm vì được chính quyền địa phương thông báo sẽ sơ tán dân đến nơi tạm trú khi cần thiết", ca sĩ nói.
Anh dọn sẵn đồ quan trọng như giấy tờ mang theo trong tình huống khẩn cấp. Sống ở Mỹ gần 10 năm, Đặng Anh Tuấn cho biết lần đầu tiên phải ứng phó với cơn bão có mức độ dự báo nguy hiểm như vậy.
Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ (NHC) cập nhật vào 23h ngày 8/10 (10h ngày 9/10 giờ Hà Nội), bão Milton ở cấp 5, cao nhất trong thang bão của Mỹ, với sức gió 257 km/h. Tâm bão cách Tampa, Florida, 650 km về phía tây nam. Nó được dự đoán sẽ suy yếu xuống cấp 3 khi tiến vào bờ biển phía tây bang Florida vào đêm 9/10, rạng sáng 10/10.
Theo AP, Washington Post, tính đến cuối ngày 8/10, khoảng 20% trên 8.000 trạm xăng ở Florida hết nhiên liệu dự trữ. Thống đốc Ron DeSantis cho hay đã điều cảnh sát hộ tống xe bồn giao xăng bổ sung cho các trạm dọc đường. Giới chức Florida nhận định đây có thể là đợt sơ tán lớn nhất kể từ bão Irma năm 2017, khi gần 7 triệu người phải di tản. Tổng thống Joe Biden đã phê duyệt tình trạng khẩn cấp ở Florida và hối thúc người dân di chuyển tới nơi an toàn, gọi đây là "vấn đề sinh tử".
Theo các chuyên gia, rất khó dự đoán mức độ tàn phá của bão sẽ nặng nề thế nào, bởi những cơn bão lịch sử như Harvey năm 2017, Katrina năm 2005, Andrew năm 1992 không thực sự tấn công trực tiếp vào một vùng đô thị lớn.
Bão Milton nhìn từ vũ trụ. Video: NASA
Cấp bão là gì? Siêu bão mạnh như thế nào? Khi nào một cơn bão trở thành siêu bão? Mời các bạn cùng tìm hiểu các thông tin về cơn bão trong bài viết dưới đây.
Bão là một hiện tượng thời tiết cực đoan xuất phát từ đại dương thường xảy ra ở vùng nhiệt đới.
Cấp độ bão được chia theo tốc độ gió, nhưng sức tàn phá của bão đến từ nước, vì thế rất khó dự đoán chính xác thiệt hại do bão gây ra.
Khi gió không quá 63km/giờ thì người ta gọi đó là áp thấp nhiệt đới. Khi sức gió nằm trong mức 63-117km/giờ được gọi là bão nhiệt đới với tên gọi riêng.
Theo Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bảng Cấp gió và sóng của Việt Nam gồm 18 cấp Beaufort, từ cấp 0 đến cấp 17.
Biển hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm.
Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền.
Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền.
Biển động dữ đội. Làm đắm tàu biển.
Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.
Dựa vào sức gió thì các cơn bão sẽ được phân loại như sau:
Siêu bão có sức phá hoại cực kỳ lớn, sóng biển cực kỳ mạnh, có thể đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.
Về lý thuyết, tốc độ gió duy trì tối đa của cơn bão có một giới hạn, nhưng điều này có thể thay đổi do biến đổi khí hậu
Giới hạn tốc độ đối với tốc độ gió duy trì gọi là cường độ tiềm năng tối đa. Tuy nhiên, giới hạn này bị chi phối bởi vài yếu tố, bao gồm nhiệt lượng ở đại dương.
Cường độ tiềm năng tối đa đối với bão hiện nay thường ở mức lớn nhất là 322 km/h nhưng trong vài thập kỷ tới, khi đại dương ấm lên và khí hậu biến đổi điều đó có thể thay đổi.
Các yếu tố khác giúp xác định cường độ tiềm năng tối đa của một cơn bão gồm nhiệt lượng trong khí quyển và nhiệt độ của đỉnh mây (hé lộ nhiệt lượng có thể chuyển từ mặt biển tới đỉnh bão nhanh tới mức nào) và gió đứt (chênh lệch về tốc độ và hướng gió ở những độ cao khác nhau trong khí quyển).
Trong tình hình đại dương và khí quyển ấm lên, bão đang trở nên mạnh hơn và tăng cường độ nhanh chóng.
Trong lịch sử thế giới, đã có 5 cơn bão có sức gió vượt mức 309 km/h, tất cả đều xuất hiện từ sau năm 2013.
Không ai thực sự biết chắc sức gió tối đa mà một cơn bão có thể duy trì xét trên lý thuyết nếu nhiệt độ nước tiếp tục tăng.