Canada là 1 trong những quốc gia có đông người Việt đang sinh sống. Nơi đây cũng có nhiều ngôi chùa của người Việt được dựng lên.
Canada là 1 trong những quốc gia có đông người Việt đang sinh sống. Nơi đây cũng có nhiều ngôi chùa của người Việt được dựng lên.
Chùa Linh Ấn nổi bật trên một ngọn núi tuyệt đẹp. Bước chân vào Khu thắng cảnh Linh Ấn - Phi Lai Phong với những cây cầu, tượng, hang động và các tác phẩm nghệ thuật, bạn sẽ cảm thấy vô cùng thú vị. Đây là một trong những ngôi chùa lớn nhất và giàu có nhất ở Trung Quốc. Những hang động đầy ấn tượng, được trang trí công phu nằm rải rác trong khuôn viên chùa. Ngôi chùa đồ sộ có Đại Sảnh Đại Hiền, Sảnh Phật Dược Sư, Thư viện Kinh, Sảnh Hoa Nghiêm và Sảnh Ngũ Bách La Hán.
Chùa Nam Sơn là thánh địa Phật giáo lớn nhất được xây dựng ở Trung Quốc. Nó có một bức tượng trắng lấp lánh cao 100m được xây dựng trên một mỏm đá nhô ra ở Nam Hải của Tam Á. Toàn bộ khuôn viên chùa được xây dựng với bức tượng này là tâm điểm. Lối vào chính dẫn tới quảng trường bao quanh bởi những ngọn tháp màu trắng trang trí công phu. Một hồ nước tuyệt đẹp nằm ở một bên của lối đi và một cụm rừng phía bên kia sẽ thu hút sự chú ý của bạn đến bức tượng 3 mặt ấn tượng.
Chùa Bạch Mã là một trong những ngôi chùa Phật giáo đầu tiên được xây dựng ở Trung Quốc. Ngôi chùa cổ kính, được xây dựng vào năm 68 sau Công nguyên nằm ngay bên ngoài các bức tường của cố đô Đông Hán thời cổ đại. Ngôi đền chính đã được tân trang lại nhiều lần trong nhiều năm, đặc biệt là trong các triều đại nhà Minh và nhà Thanh vào những năm 1950 và gần đây nhất là vào năm 1973. Nhiều tòa nhà được dựng lên với phòng trưng bày và khu vườn được cắt tỉa cẩn thận. Trong chùa còn có nhiều bức tượng được chú ý như hai con sư tử thần thoại ở lối vào, Phật Ngọc cùng các vị Phật Di Lặc và Đức Thích Ca.
Được xây dựng vào năm 652 dưới thời nhà Đường, tháp Đại Nhạn cao 7 tầng ở phía nam Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Nó đã được cải tạo nhiều lần trong suốt nhiều thế kỷ và ban đầu cao 5 tầng. Một trong nhiều mục đích của tòa nhà là để chứa kinh, tượng và tượng Phật do nhà truyền giáo nổi tiếng Huyền Trang mang về từ Ấn Độ.
Những ngôi đền trong hang động Long Môn
Tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc có tới 2.300 hang động đáng kinh ngạc được khoét sâu vào vách đá vôi kéo dài tới 1.600km. Các hang động là nơi lưu giữ nhiều tác phẩm ấn tượng về nghệ thuật Trung Quốc từ các triều đại Bắc Ngụy và Đường (316-907). Một loạt cầu thang bằng kim loại và đá vôi có thể đưa du khách đến các hang động cao hơn trên vách đá để nhìn thấy tất cả 110.000 bức tượng, 60 bảo tháp và 2.800 chữ khắc. Các bức tượng Phật được tạc ngay từ lớp đá vôi trên sườn đồi. Về cơ bản, mỗi hang động là một bức phù điêu trang trí công phu khổng lồ. Được bảo tồn tuyệt vời, vách đá khắc này nằm ngay bên bờ sông Y.
Ngay giữa trung tâm Phật giáo ở Bắc Kinh, bạn sẽ tìm thấy Ung Hòa Cung lấp lánh. Là nơi ở trước đây của Hoàng đế Ung Chính, Ung Hòa Cung đã được chuyển đổi thành một đạo tràng vào năm 1744. Nếu bạn chỉ có thể tham quan một ngôi chùa ở Trung Quốc thì hãy đến nơi này. Đây có lẽ là ngôi đền Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng nhất bên ngoài Tây Tạng. Ung Hòa Cung có những bức bích họa ngoạn mục, tượng Phật dài 18m và các tác phẩm điêu khắc mật tông, cổng vòm lộng lẫy, đồ mộc thủ công và mái nhà trang trí công phu.
Thiếu Lâm Tự là ngôi chùa thờ chính của Trường phái Phật giáo Thiếu Lâm 1.500 năm tuổi. Ngôi chùa và trường học là mục tiêu thường xuyên của các cuộc tấn công trong nhiều thế kỷ, lần cuối cùng xảy ra vào năm 1928 khi trường học bị phóng hỏa. Các hội trường còn sót lại đều đã được hiện đại hóa cho khách du lịch. Ngày nay, làn sóng du khách thích chụp ảnh tự sướng tràn ngập các sảnh của ngôi đền đã được thương mại hóa này. Thiếu Lâm Tự nổi tiếng với việc luyện tập kungfu, là điểm đến trong danh sách của bất kỳ ai yêu võ thuật.
Bạn sẽ đi ngang qua những người hành hương theo đạo Phật đang lễ lạy bên ngoài Chùa Đại Chiêu cổ kính ở trung tâm Tây Tạng. Họ đến chiêm bái dưới chân bức tượng Phật trung tâm bằng vàng 1.300 năm tuổi, được tôn kính nhất trong tất cả các tượng Phật trên thế giới. Ngôi chùa được duy trì bởi Cách - lỗ phái nhưng họ chấp nhận tất cả các giáo phái khác nhau của Phật tử đến đây thờ cúng. Mái vàng chói lọi của ngôi đền 2 tầng có nội thất bằng vàng và màu hạt dẻ.
Tu viện được xây dựng vào năm 491 dựng thẳng vào một vách đá cách mặt đất 75m, Tu viện Treo chắc chắn đã rất nổi tiếng. Những nhà nguyện Phật giáo trang trí công phu tuyệt đẹp được nâng đỡ bởi những chiếc cột dài đục lỗ ngay bên vách đá. Những cây cầu hẹp và những hành lang nhỏ nối liền những ngôi nhà với nhau. Số lượng lớn du khách ghé qua đã làm nền móng của các tòa nhà bị xói mòn. Vì lo ngại về sự an toàn, Tu viện Treo sẽ đóng cửa du khách trong tương lai gần.
Đây là ngôi đền nổi tiếng nhất ở Trung Quốc về mặt kỹ thuật, Đền Thiên Đường không phải là một ngôi đền, mà là một tế đàn khổng lồ. Bạn sẽ không tìm thấy các nhà sư, người thờ cúng hay hương khói ở đây. Nhưng bạn sẽ tìm thấy kiến trúc tuyệt đẹp ở trung tâm của Bắc Kinh. Khu vườn được tường bao quanh nhưng có lối vào ở cả 4 hướng. Điểm nổi bật của nơi này là Sảnh Cầu nguyện cho Mùa màng Tốt đẹp, một công trình kiến trúc tuyệt đẹp với mái che 3 tầng màu xanh tím được gắn trên một sân thượng lát đá cẩm thạch.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Phật giáo là một tôn giáo lớn và có từ 230 triệu đến 500 triệu Phật tử trên toàn thế giới, vì thế có vô số ngôi...
Theo Hàn Ly (Theo touropia) ([Tên nguồn])
Nằm trên cù lao An Bình bốn mùa cây trái sum suê, Tiên Châu Tự là một trong những ngôi chùa cổ kính và linh thiêng nhất trong đời sống tâm linh của người dân tỉnh Vĩnh Long.
Chùa Tiên Châu nằm trên bãi Tiên, bờ tả ngạn sông Cổ Chiên thuộc cù lao An Bình, ấp Bình Lương, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Từ thành phố Vĩnh Long, sau khoảng 15 phút ngồi phà qua sông Cổ Chiên, phà cặp bến Tiên Châu. Du khách đi bộ chừng 50m sẽ đến Tiên Châu cổ tự
Theo dân gian tương truyền lại, thuở xưa nơi này rất hoang sơ, cây cối tốt tươi, nhưng dân cư thưa thớt. Vào những đêm trăng thanh, thi thoảng có tiên nữ ghé bãi cát nô đùa, múa hát... nên bãi sông có tên Tiên Sa, Tiên Châu hay Bích Trân. Ngoài ra, vì vùng đất này có nhiều luồng, rạch nhỏ, ghe thuyền có thể qua lại dễ dàng nên còn có tên là Bát Tân (có nghĩa là đi bốn phương tám hướng). Lâu ngày, người dân đặt tên chốn này là bãi Tiên. Do đó mà có tên là chùa Tiên Châu lấy theo tích cổ “tiên nữ giáng trần”
Chùa Tiên Châu cũng được sửa chữa, trùng tu nhiều lần, vào năm Kỷ Hợi (1899) chùa được nâng cấp lên bốn gian, gồm tiền đường, chánh điện, trung đường và hậu tổ
Tiên Châu tự hiện nay có chiều dài 46m, rộng 20m, được xây dựng theo hình chữ Tam, bao gồm ba gian liền kề nhau là chánh điện, hậu tổ và hậu liêu
Mặt tiền của Chánh điện là Tam Bảo, ngôi chính giữa là tượng Phật Thích Ca trong tư thế ngồi thiền cao 1m, trên nóc có 5 tháp nhọn, giữa tháp là bảng chữ Tiên Châu tự
Chánh điện có không gian cổ kính với kiến trúc tinh xảo cùng với rất nhiều hiện vật, cổ vật như trường kỷ, bình cổ, hoành phi, liễn đối, tượng chư vị Bồ Tát, La Hán, bàn ghế, ấm chén sứ… Hiện chùa vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị văn hóa nghệ thuật cao như tượng Phật Di Lặc, bộ bao lam chạm Thập Bát La hán, cùng nhiều bức tranh, liễn đối được chạm khắc rất tinh tế có từ thế kỷ XIX như tứ linh, tứ quý…
Chùa Tiên Châu được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia vào ngày 12/12/1994
Nội điện chùa Tiên Châu được trang trí đẹp đẽ, bắt mắt
Trải qua nhiều lần trùng tu để có được hiện trạng như ngày nay nhưng ngôi chùa vẫn giữ được dáng dấp của ngôi chùa cổ nhất Vĩnh Long
Chùa Tiên Châu là điểm đến tâm linh thu hút người dân địa phương và khách du lịch đến chiêm bái
Là một trong 10 châu tự trị của người dân tộc Tạng ở Trung Quốc, châu tự trị dân tộc Tạng Cam Nam, miền nam của tỉnh Cam Túc, nằm ở rìa phía đông bắc của cao nguyên Thanh Tạng, phía tây cao nguyên Hoàng Thổ, với một vùng thảo nguyên rộng lớn. Với 8 đơn vị hành chính cấp huyện, nơi đây có tổng diện tích 40.201km2, là nơi sinh sống của 745.900 người thuộc 24 dân tộc như Tạng, Hán, Hồi, Thổ, Mông Cổ...
Chiếm số lượng lớn trong dân số của châu tự trị, người dân tộc Tạng ở Cam Nam vẫn lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống từ xa xưa, nhất là những nghi thức sinh hoạt Phật giáo Tạng truyền rất đặc trưng của những Phật tử thuần thành. Không khó để bắt gặp cảnh tượng người dân nơi đây lễ bái một cách rất nhập tâm hay quay những chiếc chuông tại các ngôi chùa, để bày tỏ lòng thành kính và cầu mong những điều bình an trong cuộc sống.
Điều đặc biệt là những công trình Phật giáo nơi đây được đầu tư xây dựng rất quy mô, bề thế, trở thành những kiến trúc nguy nga, tráng lệ, là nơi người dân bản địa đến thực hành các nghi thức Phật giáo, đồng thời cũng trở thành những kiến trúc biểu tượng, thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử văn hóa mảnh đất và con người nơi đây.
Rất đông du khách đến tham quan Phật các Mễ Lạp Nhật Ba.
Phật các Mễ Lạp Nhật Ba, là ngôi chùa nổi tiếng của người dân tộc Tạng, thờ cúng những nhân vật tiêu biểu của các tông phái Phật giáo Tạng truyền, với hơn 200 năm lịch sử. Ngôi chùa hiện nay được trùng tu xây dựng từ năm 1988, với thời gian 4 năm; chiều cao hơn 40m, tổng diện tích 4.028m, có tổng cộng 9 tầng với 1.270 bức tượng Phật lớn nhỏ.
Đây là công trình tiêu biểu, điểm đến nổi tiếng của thành phố Hợp Tác thuộc châu tự trị Cam Nam. Ngôi Phật các nổi tiếng bởi tạo hình kiến trúc độc đáo, vẻ ngoài nguy nga tráng lệ và những bức tượng Phật được điêu khắc tinh xảo trong một không gian huyền bí.
Phật các Mễ Lạp Nhật Ba có chiều cao hơn 40m, diện tích 4.028m2, 9 tầng với 1.270 bức tượng Phật lớn nhỏ.
Tòa bạch tháp trong khuôn viên Phật các Mễ Lạp Nhật Ba.
Người dân địa phương lễ bái rất nhập tâm.
Du khách trong bộ trang phục truyền thống của người Tạng.
Người dân địa phương quan niệm, quay những chiếc chuông tại các ngôi chùa, cũng là một lần đọc kinh, để cầu mong những điều bình an trong cuộc sống.
Chùa Lạp Bốc Lăng (Labrang) ở huyện Hạ Hà, châu tự trị Cam Nam là một trong 6 ngôi chùa quan trọng nhất của giáo phái Cách Lỗ, hay còn gọi là Hoàng Giáo trong Phật giáo Tạng truyền; được xây dựng từ năm 1.709 đời nhà Thanh, với 6 ngôi Kinh đường, 48 Phật điện lớn nhỏ, tổng diện tích hơn 1.000 mẫu, trở thành quần thể kiến trúc tự viện dân tộc Tạng tiêu biểu.
Chùa Labrang là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất của Phật giáo Tạng truyền.
Ngôi chùa này có lịch sử lâu đời, được xây dựng từ năm 1.709 đời nhà Thanh.
Kiến trúc độc đáo, đặc trưng của dân tộc Tạng.
Chùa Labrang là ngôi trường đào tạo Phật giáo lớn nhất của Hoàng Giáo, được mệnh danh là "Học viện Tạng học thế giới" với nhiều cơ sở đào tạo về Phật học, ngôn ngữ, văn hóa, y dược đặc trưng của người Tạng. Vào thời kỳ đỉnh cao, nơi đây có tới 4.000 vị tu sĩ (lạt ma) tu học.
Ngôi chùa còn được coi là cơ sở đạo tạo Phật giáo Tạng truyền quan trọng.
Theo chân một vị lạt ma tìm hiểu về lịch sử của ngôi chùa.
Khuôn viên rộng lớn và những kiến trúc độc đáo khiến nơi đây trở thành điểm đến thu hút rất đông du khách.