Bộ Đội Biên Phòng

Bộ Đội Biên Phòng

Đến chiều qua 1/11, tại huyện Lệ Thủy, tỉnh

Đến chiều qua 1/11, tại huyện Lệ Thủy, tỉnh

Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Bộ đội Biên phòng

- Trường hợp 1: Khi thi hành nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

- Trường hợp 2: Ngoài các trường hợp nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, khi thi hành nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được nổ súng quân dụng vào tàu thuyền trên biển, sông biên giới, trừ tàu thuyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, tàu thuyền có chở người hoặc có con tin, để dừng tàu thuyền, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đối tượng điều khiển tàu thuyền đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ;

+ Khi biết rõ tàu thuyền chở đối tượng phạm tội, vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn;

+ Khi tàu thuyền có đối tượng đã thực hiện hành vi cướp biển, cướp có vũ trang theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quy định của pháp luật về hình sự cố tình chạy trốn.

- Trường hợp 3: Khi nổ súng theo trường hợp (2), cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh, lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào tàu thuyền; phải tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức.

(Điều 17 Luật Biên phòng Việt Nam 2020)

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]

Chiều 11/10, tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An tổ chức bế mạc lớp tập huấn công tác quản lý biên giới cho 39 cán bộ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Xiêng Khoảng và Hủa Phăn, CHDCND Lào.

Dự bế mạc có Đại tá Nguyễn Công Lực, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Nghệ An; Đại tá Lê Như Cương, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng Nghệ An.

Phát biểu bế mạc lớp tập huấn, Đại tá Hồ Quyết Thắng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Nghệ An khẳng định: Đợt tập huấn đã hoàn thành đúng chương trình, kế hoạch đề ra, đảm bảo an toàn về mọi mặt góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới cho các cán bộ BĐBP thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự 2 tỉnh nước bạn Lào; giúp nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia của hai bên trong thời gian tới, cùng nhau xây dựng biên giới hữu nghị, hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững, tô thắm thêm tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào.

Trong thời gian đào tạo, các học viên đã được trang bị các kiến thức về công tác quản lý, bảo vệ biên giới, công tác quân sự, nghiệp vụ Biên phòng. Bên cạnh đó, các học viên còn được tham quan các danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An; giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị thuộc BĐBP Nghệ An.

Trong quá trình tập huấn, các học viên đã khắc phục mọi khó khăn về thời tiết, khí hậu, sự bất đồng về ngôn ngữ giao tiếp, tích cực học tập, rèn luyện hoàn thành các nội dung chương trình tập huấn do Ban tổ chức đề ra. Qua kiểm tra đánh giá kết quả có 100% học viên đạt khá, giỏi.

Tại buổi bế mạc, Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An đã trao chứng chỉ hoàn thành chương trình tập huấn cho các học viên; khen thưởng cho 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong tập huấn.

Vị trí và chức năng của Bộ đội Biên phòng được quy định như thế nào?

Theo Điều 13 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 thì Bộ đội Biên phòng có vị trí và chức năng như sau:

- Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

- Bộ đội Biên phòng có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng là gì?

Theo Điều 14 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 thì nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng bao gồm:

- Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để thực hiện nhiệm vụ và đề xuất với Bộ Quốc phòng, Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về biên phòng.

- Tham mưu cho Bộ Quốc phòng về công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu và xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng.

- Thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về biên phòng.

- Duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với phương thức, thủ đoạn hoạt động của thế lực thù địch, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

- Kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý và kiểm soát qua lại biên giới theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng; giải quyết sự kiện biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược ở khu vực biên giới.

- Tham mưu, làm nòng cốt trong xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự.

- Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, phương tiện dân sự để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

- Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở khu vực biên giới gắn với xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh.

- Tham gia phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.

Biên phòng là gì? Bộ đội Biên phòng là ai?

Theo Điều 2 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 thì Biên phòng và Bộ đội Biên phòng được định nghĩa như sau:

- Biên phòng là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.

- Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc biên chế của Bộ đội Biên phòng.