TTTĐ - Tuần lễ ẩm thực Hàn Quốc - Korean Gastronomy Week 2024 diễn ra từ ngày 27/9 - 5/10 tại khách sạn InterContinental Hanoi Landmark72 Hotel.
TTTĐ - Tuần lễ ẩm thực Hàn Quốc - Korean Gastronomy Week 2024 diễn ra từ ngày 27/9 - 5/10 tại khách sạn InterContinental Hanoi Landmark72 Hotel.
Lễ hội văn hóa ẩm thực Việt – Hàn là sự kiện văn hóa thường niên thu hút sự quan tâm và tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, lễ hội 2022 nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc (1992-2022) nên mang đến một mùa lễ hội vô cùng đặc sắc.
Trong khuôn khổ Lễ hội văn hóa ẩm thực Việt Nam – Hàn Quốc 2022 diễn ra từ ngày 25 – 27/11/2022 tại phố đi bộ Hoàn Kiếm, Hà Nội, Paldo Vina đã có nhiều hoạt động ý nghĩa không chỉ giới thiệu sản phẩm mì Koreno mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Hàn Quốc đến người tiêu dùng Việt Nam.
Gian hàng Paldo Vina tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Việt Hàn 2022
Đến với hội chợ năm nay, Paldo giới thiệu đến người dùng sản phẩm mì Koreno và nước uống trẻ em Pororo. Trong đó, sản phẩm mì tương đen Koreno Chajang rất được quan tâm bởi hương vị mới lạ và giá thành tiết kiệm cho một phần ăn đầy đủ. Đây là sản phẩm không chỉ phù hợp với các bạn trẻ yêu thích ẩm thực Hàn Quốc mà còn được các bà nội trợ tin tưởng lựa chọn cho con yêu.
Bên cạnh hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm, nhãn hàng Koreno thuộc Paldo Vina còn mang đến cuộc thi “Ngồi mát ăn nhiều bát Chajang” vô cùng hấp dẫn. Theo đó, trong vòng 10 phút, ai ăn được nhiều bát mì tương đen Chajang nhất sẽ nhận được giải thưởng tiền mặt 10 triệu đồng. Niềm vui càng nhân lên khi tất cả người chơi đã tham gia sẽ có quà rinh về nhà.
Sự kiện đã thu hút hơn 200 lượt đăng ký, BTC chọn và gửi vé mời ngẫu nhiên cho 25 người, 250 gói mì Koreno Chajang được tung trong vòng 1 giờ cùng rất nhiều niềm vui và trải nghiệm thú vị. cho người tham gia.
Dưới đây là một số hình ảnh từ chương trình:
Đây là sự kiện do Hội Truyền thông thành phố Hà Nội phối hợp các bên liên quan tổ chức, góp phần giới thiệu, quảng bá những nét văn hóa đặc sắc của hai nước Việt Nam, Hàn Quốc tới người dân Thủ đô, thông qua các hoạt động giao lưu ẩm thực, văn hóa, nghệ thuật giữa hai nước. Sự kiện cũng nhằm hướng tới mở rộng mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, giáo dục, du lịch… giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Tham gia chương trình, về phía Hàn Quốc sẽ có các giáo sư và học sinh của 6 trường đại học của tỉnh Gyeongbuk: Đại học Quốc gia Andong, đại học Kyungwoon, đại học Kyungil, đại học Daegu, đại học Daegu Hanny, Đại học Yeungnam và trường đại học du lịch Jeju đến từ tỉnh Jeju, Hàn Quốc. Ngoài ra cũng có sự góp mặt của 14 công ty tiêu biểu trong lĩnh vực thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, sản xuất nội dung.
Tỉnh Gyeongsangbuk-do (viết tắt là Gyeongbuk) nằm ở phía đông của Hàn Quốc, là tỉnh lớn nhất Hàn Quốc với diện tích 19.029km2, với đường bờ biển dài 335km, được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với hàng trăm thắng cảnh và đặc sản nổi tiếng.
Cảnh quan tỉnh Gyeongsangbuk-do.
Tỉnh Gyeongsangbuk-do là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của Hàn Quốc với nhiều ngôi làng hàng trăm năm tuổi, những địa danh nổi tiếng và các lễ hội văn hóa truyền thống độc đáo. Tỉnh Gyeongsangbuk-do còn được biết đến như một “bảo tàng không có mái che”, với nhiều di tích được UNESCO công nhận là di sản Thế giới như: Phật quốc tự, Động Seokguram, Đông Cung và Nguyệt Chi.
Cung điện Donggung, Gyeongju, Gyeongsangbuk-do.
Chương trình Ngày hội Ẩm thực, Văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc 2023 sẽ có nhiều hoạt động thú vị như: Cuộc thi tìm kiếm tài năng “Sắc màu văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc”; nhảy Flashmob 300 người với điệu nhảy “Flower” của Jisoo, thành viên ban nhạc BlackPink và “See Tình” của ca sĩ Hoàng Thùy Linh; trình diễn thời trang trẻ em Việt Nam-Hàn Quốc phối hợp cùng Trung tâm đào tạo tài năng nhí Kids plus; trình diễn ẩm thực Việt Nam-Hàn Quốc phối hợp với Hội đầu bếp Hoàng Gia, trình diễn ẩm thực Việt Nam-Hàn Quốc phối hợp với Trung tâm đào tạo Ẩm thực Sao Mai; khu check-in cùng trang phục Hanbook; Khu trò chơi dân gian của Hàn Quốc và Việt Nam.
18/05/2022 | Lượt xem: 1257 lượt xem
Việt Nam và Hàn Quốc trước nay luôn được biết đến với mối quan hệ bền chặt. Đây không chỉ là mối quan hệ ngoại giao, mà còn là mối quan hệ ngày càng được thắt chặt dựa trên những nét tương đồng về văn hóa. Một trong những nét tương đồng ấy chính là ẩm thực – nét tinh hoa của nền văn hóa truyền thống lâu đời và đặc sắc. Hãy cùng S20 so sánh hai nền ẩm thực Hàn Quốc và Việt Nam để tìm ra những điểm tương đồng ấy nhé!
Gạo là lương thực chính trong ẩm thực Hàn Quốc
Với hai đất nước đều có xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp, gạo trở thành lương thực chính không thể thay thế. Tại Việt Nam, chúng ta phân biệt giữa gạo tẻ và gạo nếp và thường nấu riêng, trong khi Hàn Quốc sẽ trộn và nấu chung gạo tẻ và nếp để cơm thêm dẻo và thơm. Khi nấu cơm, người Hàn Quốc thường độn thêm một số loại ngũ cốc khác như lúa mạch, các loại đậu, hạt, bắp… để gia tăng hương vị và trở thành món ăn đặc đắc trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc.
Đồng thời, tại Hàn Quốc hay Việt Nam đều có các món ăn khác được chế biến từ gạo. Trong đó phải kể đến các món bún, phở, xôi, các loại bánh nếp của Việt Nam hay món bánh gạo trứ danh và các loại mỳ đặc trưng của Hàn Quốc.
Đũa là dụng cụ ăn uống chính trong ẩm thực Hàn Quốc
Trong các bữa ăn của người dân hai nước, đôi đũa là vật dụng không thể thiếu. Tại các quốc gia châu Á nói chung thì tre là vật liệu có sẵn, đũa tre tượng trưng cho sự thanh cao và lòng nhân từ, đây cũng là hai nội dung chính của học thuyết Khổng Tử. Bên cạnh đó, để bảo quản và sử dụng để cắt thức ăn, Hàn Quốc sử dụng thêm loại đũa dẹt làm từ inox, loại đũa này được nhiều du học sinh và du khách người Việt đánh giá là khá khó dùng.
Người Việt Nam và người Hàn Quốc có văn hóa ăn uống dựa theo mùa và khí hậu. Đây được coi là sự cân bằng giữa con người và môi trường tự nhiên. Tương tự với miền Bắc Việt Nam, Hàn Quốc có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt, từ đó có những món ăn đặc sắc riêng theo từng mùa khác nhau.
Thức ăn đa dạng, mùa nào thức nấy là điểm chung của hai nước. Vì ở xứ lạnh nên Hàn Quốc trồng được ít loại rau và trái cây hơn các nước nhiệt đới như ở Việt Nam, tuy nhiên đến mùa thì các loại hoa quả này đều khá rẻ. Ở Hàn Quốc, thức ăn hàng ngày chủ yếu là các loại rau xanh theo mùa được ăn sống, trộn gia vị hoặc luộc, xào.
Thay vì sử dụng nước luộc rau làm canh như người Việt Nam, người Hàn Quốc thường có những món canh khá cầu kỳ với thành phần chính là thịt, cá, rong biển; các món từ xương hay lòng bò, lòng heo; và tất nhiên không thể thiếu kim chi. Tại Hàn Quốc có đến hơn 200 loại kim chi khác nhau, mỗi loại đều có phong cách, hương vị riêng tùy thuộc vào khí hậu của từng vùng.
Ẩm thực Hàn Quốc phong phú theo từng mùa
Việt Nam là xứ nóng nên đặc biệt vào mùa hè, người Việt thích ăn rau quả, tôm cá hơn là các loại thịt mỡ. Việt Nam cũng có các món trộn, dưa muối, cà muối nhưng thường thiên về vị chua, đắng hơn là cay nồng như ở Hàn Quốc.
Ẩm thực Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, đặc biệt trong cách sử dụng gia vị trong nấu ăn. Hầu hết các món ăn Hàn Quốc đều sử dụng gia vị như: muối, đường, tiêu, tỏi, nước tương, hành, dầu ăn, dầu vừng, tương ớt, ớt khô… Ngoài ra, kim chi và tương đậu cũng là 2 loại gia vị thường được sử dụng để chế biến và ăn liền. Tuy nhiên, do đặc điểm khí hậu mà người Hàn Quốc thường chế biến món ăn cay và ngọt hơn khẩu vị người Việt.
Ẩm thực Hàn Quốc thường cay và ngọt hơn Việt Nam
Hầu hết các món ăn Việt Nam và Hàn Quốc đều là thành quả của việc pha trộn tổng hợp nguyên liệu như sử dụng các loại rau với nhau. Rau chế biến với các món đạm như thịt cá, rau chế biến với các loại gia vị. Bạn có thể thấy những món ăn này từ bữa cơm gia đình, các quán ăn bình dân hay cả những nhà hàng sang trọng.
Các loại nguyên liệu được tổng hợp lại, bổ sung lẫn nhau để tạo ra những món ăn đảm bảo dinh dưỡng và ngũ chất: tinh bột – đạm – béo – khoáng chất – nước. Bên cạnh đó các món ăn này mang đến sự kích thích về vị giác khi có đủ ngũ vị: chua – cay – mặn – ngọt – đắng và sự thỏa mãn về thị giác với ngũ sắc: trắng – xanh – vàng – đỏ – đen.
Tại cả Việt Nam và Hàn Quốc, bữa ăn được xem như một hình thức gắn kết các mối quan hệ, vì vậy đây là bữa ăn chung mà các thành viên trong bữa ăn phải liên quan chặt chẽ với nhau như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Vì vậy mà trong lúc ăn uống, người Việt Nam và Hàn Quốc rất thích trò chuyện và giao lưu với nhau. Chính vì vậy, ở cả 2 nền văn hóa, chúng ta có thể thấy rõ có những quy chuẩn và mực thước nhất định trong việc ứng xử tại các bữa ăn mang tính chất khác nhau.
Cụ thể, theo truyền thống Hàn Quốc, người lớn tuổi nhất trong nhà cần ngồi vào bàn và cầm đũa bắt đầu bữa ăn thì những người khác mới lần lượt làm theo. Tương tự tại nhiều gia đình truyền thống ở Việt Nam hiện nay, trước khi ăn con cháu cần có lời mời ông bà, bố mẹ ăn trước.
Văn hóa ăn uống rất quan trọng ở cả Hàn Quốc và Việt Nam
Sự giao lưu, hội nhập văn hóa giữa các quốc gia đang là một xu thế ngày càng phát triển. Tuy Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia có lịch sử, thể chếchính trị khác nhau nhưng vẫn có thể xây dựng được mối quan hệ gắn kết dựa trên sự tương đồng văn hoá, mà nền ẩm thực đóng góp một phần không nhỏ.